Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?

Tôi có thắc mắc liên quan đến tài sản chìm đắm. Cho tôi hỏi tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ? Câu hỏi của chị Thùy Dương ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam gồm những loại nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về tài sản chìm đắm như sau:

Tài sản chìm đắm bao gồm: Tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.

Theo quy định trên, tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam gồm những loại sau:

+ Tàu thuyền, hàng hóa chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.

+ Các vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trên các tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc bị trôi dạt vào bờ biển Việt Nam.

Tài sản chìm đắm

Tài sản chìm đắm (Hình từ Internet)

Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2017/NĐ-CP về phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm như sau:

Phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành hai cấp độ:
1. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hoạt động đường thủy nội địa tại khu vực nhưng chưa gây ách tắc luồng và chưa phải áp dụng biện pháp cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
b) Có nguy cơ gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa đến tính mạng con người;
c) Có chứa đựng đến 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc đến 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
2. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gây ách tắc luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa hoặc phải cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
b) Xảy ra tràn dầu hoặc hóa chất nguy hiểm, độc hại;
c) Gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người;
d) Có chứa đựng trên 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc trên 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
3. Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Cảng vụ có trách nhiệm xác định loại tài sản chìm đắm nguy hiểm và báo cáo ngay bằng văn bản cho cấp trên trực tiếp là Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh, quốc phòng, di sản văn hóa, Cảng vụ phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo đó, tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 và tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 được quy định cụ thể tương ứng được quy định khoản 1, khoản 2 Điều 4 nêu trên.

Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định thông tin về tài sản chìm đắm như sau:

Thông tin về tài sản chìm đắm
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản chìm đắm
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm; trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan. Việc cung cấp thông tin có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức sau: Trực tiếp, điện thoại, fax, email hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
...

Như vậy, chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này biết về địa điểm và loại tài sản chìm đắm.

Trường hợp tài sản chìm đắm là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn phải thông báo cho cơ quan Hải quan nơi gần nhất để phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật về hải quan.

Lưu ý: Việc cung cấp thông tin có thể thực hiện bằng một hoặc nhiều phương thức trực tiếp, điện thoại, fax, email hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản chìm đắm

Trần Thị Tuyết Vân

Tài sản chìm đắm
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản chìm đắm có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản chìm đắm
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tìm được đồ cổ dưới biển có phải giao nộp lại cho cơ quan Nhà nước không? Khoản tiền mà người tìm được đồ cổ dưới biển nhận được?
Pháp luật
Phương án trục vớt tài sản chìm đắm do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện thì có bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt hay không?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành bao nhiêu cấp độ? Tài sản này không xác định được chủ sở hữu thì phải thông báo cho ai?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản nào? Chủ sở hữu phải tiến hành trục vớt tài sản này khi nào?
Pháp luật
Người ngẫu nhiên vớt được tài sản chìm đắm trên biển thì có được hưởng tiền công trục vớt tài sản hay không?
Pháp luật
Trong việc trục vớt tài sản chìm đắm thì người quản lý tàu có phải chịu trách nhiệm liên đới và thanh toán chi phí liên quan đến việc trục vớt không?
Pháp luật
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo mà chủ sở hữu tài sản không yêu cầu nhận lại tài sản thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được phân loại thành mấy cấp độ?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm không xác định được chủ sở hữu nhưng chưa được trục vớt thì việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác từ tàu thuyền thì ai chịu chi phí trục vớt?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào