Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào được tính hao mòn? Những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào không phải tính giá trị hao mòn?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào được tính hao mòn?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:
Phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc đối tượng ghi sổ kế toán quy định tại Điều 3 Thông tư này đều phải tính hao mòn, trừ tài sản quy định tại Khoản 2 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc đối tượng ghi sổ kế toán quy định tại Điều 3 Thông tư này đều phải tính hao mòn, trừ tài sản quy định tại khoản 2 Điều này.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi (Hình từ Internet)
Những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào không phải tính giá trị hao mòn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:
Phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
…
2. Những tài sản kết cấu hạ tầng dưới đây không phải tính giá trị hao mòn:
a) Tài sản chưa hết hao mòn nhưng bị hư hỏng không sử dụng được;
b) Tài sản đã tính hết hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được;
c) Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang thuê sử dụng;
d) Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang bảo quản hộ, giữ hộ.
3. Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải thực hiện theo danh mục tài sản, tỷ lệ hao mòn và theo kỳ kế toán.
4. Việc tính hao mòn thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm; trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn.
5. Khi bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thì việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.
6. Khi kiểm kê, đánh giá lại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.
Như vậy, theo quy định trên thì những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi sau không phải tính giá trị hao mòn:
- Tài sản chưa hết hao mòn nhưng bị hư hỏng không sử dụng được;
- Tài sản đã tính hết hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được;
- Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang thuê sử dụng;
- Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang bảo quản hộ, giữ hộ.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi hao mòn hàng năm được tính theo công thức nào?
Căn cứ tại khoàn 1 Điều 8 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về phương pháp tính hao mòn như sau:
Phương pháp tính hao mòn
1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được tính theo công thức:
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi = Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi x Tỷ lệ hao mòn (%/năm)
2. Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản kết cấu hạ tầng được giao quản lý cho năm đó theo công thức:
Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tính đến năm (n) = Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đã tính đến năm (n-1) + Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tăng trong năm (n) - Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giảm trong năm (n)
3. Đối với những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản đó để ghi sổ kế toán.
4. Mức tính hao mòn cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản kết cấu hạ tầng đó.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi hao mòn hàng năm được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi = Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi x Tỷ lệ hao mòn (%/năm).
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản kết cấu hạ tầng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?