Tài sản thế chấp là ô tô nhưng không xác định được đang ở đâu và do ai quản lý thì Tòa án có được tuyên phát mại đối với tài sản này để thi hành án không?
- Tài sản thế chấp là ô tô nhưng không xác định được đang ở đâu và do ai quản lý thì Tòa án có được tuyên phát mại đối với tài sản này để thi hành án không?
- Trước khi phát mại tài sản thế chấp là ô tô thì bên nhận thế chấp có phải thông báo cho bên thế chấp tài sản biết không?
- Thanh toán số tiền có được từ việc phát mại tài sản thế chấp được quy định như thế nào
Tài sản thế chấp là ô tô nhưng không xác định được đang ở đâu và do ai quản lý thì Tòa án có được tuyên phát mại đối với tài sản này để thi hành án không?
Trên thực tiễn xét xử, có rất nhiều vụ án yêu cầu xử lý tài sản thế chấp là động sản, cụ thể là ô tô nhưng khi thực hiện thẩm định tài sản thế chấp trong quá trình giải quyết vụ án thì bên vay không có mặt và Tòa án cũng không thể xác định được tài sản thế chấp đang ở đâu và do người nào quản lý.
Trường hợp này gây khó khăn, vướng mắc cho rất nhiều Tòa án, vì thực tế tài sản có tồn tại nhưng không thể xác định được vị trí của tài sản thế chấp nên khó khăn trong việc lựa chọn quyết định phát mại tài sản thế chấp hay áp dụng một phương án nào khác hay thậm chí là tuyên hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015.
Để thống nhất cách giải quyết Tòa án nhân dân tối cao đã giải đáp tại Mục 11 Phần III Công văn 196/TANDTC-PC năm 2023 như sau:
Trường hợp Tòa án xác định hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật trong quá trình ký kết, hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì việc không xác định được ô tô là tài sản thế chấp ở đâu tại thời điểm tranh chấp không làm vô hiệu hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp. Do đó, khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì Tòa án tuyên phát mại tài sản thế chấp theo quy định tại khoản 1 Điều 299 và Điều 303 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Như vậy, trường hợp này, Tòa án nhân dân tối cao không xem xét hợp đồng thế chấp vô hiệu mà cho rằng, nếu hợp đồng thế chấp tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật trong quá trình ký kết thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực, việc không xác định được ô tô là tài sản thế chấp ở đâu không phải là yếu tố để tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu.
Trong trường hợp này, Tòa án được quyền tuyên phát mại tài sản thế chấp để thực hiện thi hành án.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hướng dẫn giải quyết trong công tác xét xử của Tòa án, còn thực tiễn thi hành án sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như không xác định được tài sản thế chấp đang ở đâu và do người nào quản lý.
Tài sản thế chấp là ô tô (Hình từ Internet)
Trước khi phát mại tài sản thế chấp là ô tô thì bên nhận thế chấp có phải thông báo cho bên thế chấp tài sản biết không?
Theo Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Theo đó, trước khi phát mại tài sản thế chấp là ô tô thì bên nhận thế chấp phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc phát mại tài sản thế chấp cho bên thế chấp và các bên liên quan khác.
Thanh toán số tiền có được từ việc phát mại tài sản thế chấp được quy định như thế nào
Thanh toán số tiền có được từ việc phát mại tài sản thế chấp được quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
(1) Số tiền thu được từ việc phát mại tài sản thế chấp là ô tô được dùng để thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
- Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
- Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Thứ tự ưu tiên thanh toán này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
(2) Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
(3)Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản thế chấp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?