Tái thẩm và giám đốc thẩm trong thủ tục tố tụng hình sự giống và khác nhau như thế nào theo quy định hiện nay?

Anh hay nghe các thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm, vậy trong tố tục hình sự thì hai thủ tục này khác nhau như thế nào? Em phân biệt hai thủ tục này giúp anh nhé! Anh cảm ơn! Đây là câu hỏi của anh A.M đến từ Lai Châu.

Sự giống nhau giữa tái thẩm và giám đốc thẩm

Trong tố tụng hình sự thì:

* Thủ tục tái thẩm được quy định tại Chương XXVI Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

* Thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Chương XXV Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Giữa tái thẩm và giám đốc thẩm có những điểm giống nhau cơ bản như:

- Là thủ tục đặc biệt mà không phải cấp xét xử, bởi pháp luật tố tụng Việt Nam chỉ tồn tại 02 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm.

- Mục đích là nhằm xét lại những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Thời hạn mở phiên tòa là 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.

- Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

- Người tham gia:

+ Bắt buộc: KSV VKS cùng cấp.

+ Có thể có thêm người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

tái thẩm

Phân biệt tái thẩm và giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự (Hình từ Internet)

Sự khác nhau giữa tái thẩm và giám đốc thẩm

Căn cứ pháp lý: Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Tiêu chí

Tái thẩm

Giám đốc thẩm

Tính chất

Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Điều 397

Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Điều 370

Căn cứ để kháng nghị

- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;

- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

- Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Điều 398

- Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

- Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Điều 371

Những người có quyền kháng nghị

- Viện trưởng VKSND tối cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

- Viện trưởng VKSQS trung ương đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

- Viện trưởng VKSND cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 400

- Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.

- Chánh án TAQS trung ương, Viện trưởng VKSQS trung ương đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp quân khu, TAQS khu vực.

- Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 373

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Khi phát hiện những tình tiết mới của vụ án thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác thông báo kèm theo tài liệu liên quan cho VKS hoặc Tòa án.

Bước 2: Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện thông báo ngay bằng văn bản kèm theo tài liệu cho Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm.

Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.

Bước 3: VKS phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho VKS.

Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, VKS, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng.

Điều 399

Bước 1: Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong thủ tục tố tụng, người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiềp với người có quyền kháng nghị hoặc Tòa án, VKS nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có). Điều 374

Bước 2: Khi nhận được thông báo, Tòa án, VKS phải vào sổ. Trường hợp trình báo thì các cơ quan này phải lập biên bản.

Nếu có chứng cứ, tài liệu và đồ vật thì phải được lập biên bản thu giữ. Điều 375

Bước 3: Cơ quan nhận thông báo phải gửi ngay văn bản, chứng cứ, tài liệu, đồ vật hoặc biên bản đến cơ quan có quyền kháng nghị, đồng thời thông báo cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết. Điều 375

Bước 4: Tòa án, VKS xem xét kháng nghị yêu cầu Tòa án đang lưu giữ, quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.

Thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án đang quản lý phải chuyển hồ sơ cho Tòa án, VKS đã yêu cầu.

Nếu Tòa án và VKS cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý chuyển hồ sơ cho cơ quan nào yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau. Điều 376

Bước 5: Trường hợp xem xét căn cứ đó là đúng thì người có quyền kháng nghị sẽ ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định. Điều 377

Thời hạn kháng nghị

- Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.

- Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Điều 400

- Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

- Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

Điều 379

Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 444 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân
...
2. Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Phần thứ tư và Phần thứ sáu của Bộ luật này. Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.

Theo đó, việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Phần thứ sáu Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tố tụng hình sự

Nguyễn Nhật Vy

Tố tụng hình sự
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tố tụng hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố tụng hình sự
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất? Tổng hợp 21 văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng Hình sự mới nhất?
Pháp luật
Văn bản tố tụng hình sự gồm các văn bản nào? Khi nào niêm yết công khai văn bản tố tụng hình sự?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự quyết định trưng cầu giám định phải gửi cho các đối tượng nào? Thời hạn gửi là bao lâu?
Pháp luật
Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?
Pháp luật
Người bị tạm giữ có phải là người bị buộc tội? Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi nào?
Pháp luật
Trong tố tụng hình sự, có được giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi có căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị phạm tội?
Pháp luật
Cơ quan điều tra có phải là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không? Thủ trưởng Cơ quan điều tra có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Tổng hợp 11 mẫu trong hoạt động xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự? Ai là người có quyền khiếu nại?
Pháp luật
Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải đi đâu trình báo? Cần mang theo những bằng chứng gì và sử dụng những nguồn bằng chứng nào mới đúng quy định pháp luật?
Pháp luật
Thù lao phải trả cho luật sư tham gia tố tụng hình sự theo thỏa thuận với khách hàng là 702.000 đồng/giờ đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào