Tải về mẫu email cảm ơn đối tác chuẩn, chuyên nghiệp? Hướng dẫn viết hoa tên riêng đối tác trong email chuẩn Nghị định 30?

Tải về mẫu email cảm ơn đối tác chuẩn, chuyên nghiệp? Vì sao nên gửi thư cảm ơn đối tác đã hợp tác? Hướng dẫn viết hoa tên riêng đối tác trong email cảm ơn đối tác chuyên nghiệp chuẩn theo Nghị định 30?

Tải về mẫu email cảm ơn đối tác chuẩn, chuyên nghiệp? Vì sao nên gửi thư cảm ơn đối tác đã hợp tác?

>> Tham khảo mẫu email cảm ơn đối tác chuẩn, chuyên nghiệp

Tải về Mẫu email cảm ơn đối tác (1)

Tải về Mẫu email cảm ơn đối tác (2)

Vì sao nên gửi thư cảm ơn đối tác đã hợp tác?

Gửi thư cảm ơn đối tác đã hợp tác là hành động quan trọng giúp xây dựng và củng cố mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và đối tác.

Thư cảm ơn thể hiện sự trân trọng và ghi nhận sự đóng góp của đối tác vào thành công chung, từ đó tạo ra ấn tượng tích cực và sự gắn kết lâu dài. Hành động này không chỉ giúp duy trì sự hợp tác tốt đẹp mà còn khuyến khích đối tác tiếp tục đồng hành trong các dự án tương lai.

Thư cảm ơn cũng là cách để tạo dựng niềm tin và thể hiện tính chuyên nghiệp, giúp đối tác cảm thấy được đánh giá cao và sẵn lòng hợp tác lâu dài hơn với doanh nghiệp.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tải về mẫu email cảm ơn đối tác chuẩn, chuyên nghiệp? Vì sao nên gửi thư cảm ơn đối tác đã hợp tác?

Tải về mẫu email cảm ơn đối tác chuẩn, chuyên nghiệp? Vì sao nên gửi thư cảm ơn đối tác đã hợp tác? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn viết hoa tên riêng đối tác trong email cảm ơn đối tác chuyên nghiệp chuẩn Nghị định 30?

Hướng dẫn viết hoa tên riêng chuẩn văn bản hành chính được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Tên người Việt Nam

- Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú,...

- Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Bác Hồ, Cụ Hồ,...

(2) Tên người nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

- Trường hợp phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết tên người Việt Nam. Ví dụ: Kim Nhật Thành, Mao Trạch Đông, Thành Cát Tư Hãn,...

- Trường hợp phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành phần. Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen,...

Lưu ý:

Hướng dẫn viết hoa tên địa lý chuẩn văn bản hành chính được quy định tại Mục III Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:

(1) Tên địa lý Việt Nam

- Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối. Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định,...

- Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó. Ví dụ: Quận 1, Phường Điện Biên Phủ,...

- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm,...) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh. Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy,...

+ Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng. Ví dụ: biển Cửa Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long,...

- Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất định được Cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng, miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết. Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ,...

(2) Tên địa lý nước ngoài được phiên âm chuyển sang tiếng Việt

- Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam. Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh,...

- Tên địa lý phiên âm không sang âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Mục II Phụ lục này. Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn,...

>> Xem thêm:

Tải về Trọn bộ thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn

Hướng dẫn cách định dạng phông chữ trong email cảm ơn đối tác chuyên nghiệp chuẩn văn bản hành chính theo Nghị định 30?

Hướng dẫn cách định dạng phông chữ trong email cảm ơn đối tác chuyên nghiệp chuẩn văn bản hành chính được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.

- Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

- Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.

>> Xem thêm

Tải về Xem trọn bộ mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn

>> Tải về Trọn bộ thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn bản hành chính

Phạm Thị Hồng

Văn bản hành chính
Thư cảm ơn
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản hành chính Thư cảm ơn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Một văn bản hành chính có chữ ký của những ai? Cần lưu ý điều gì khi đóng dấu lên chữ ký trong văn bản hành chính?
Pháp luật
Mẫu thư cảm ơn khi nghỉ việc gửi quản lý, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết? Thư cảm ơn khi nghỉ việc gồm những nội dung gì?
Pháp luật
File word mẫu 25 loại văn bản hành chính theo Nghị định 30? Hướng dẫn sử dụng File word mẫu 25 loại văn bản hành chính?
Pháp luật
Mẫu biên bản theo Nghị định 30? Hướng dẫn cách lập Mẫu 1.9 Mẫu biên bản theo Nghị định 30 chi tiết?
Pháp luật
Tải về mẫu email cảm ơn đối tác chuẩn, chuyên nghiệp? Hướng dẫn viết hoa tên riêng đối tác trong email chuẩn Nghị định 30?
Pháp luật
Thư cảm ơn sau khi nhận quà tài trợ hay, ý nghĩa? Vì sao nên gửi thư cảm ơn sau khi nhận quà tài trợ?
Pháp luật
Cách viết hoa tên người và tên cơ quan tổ chức khác nhau như thế nào trong văn bản hành chính?
Pháp luật
Cách tạo chữ nghệ thuật trong Word mới nhất? Cách tạo chữ uốn lượn trong Word như thế nào?
Pháp luật
Căn cứ pháp lý trong văn bản hành chính dạng tờ trình thì có in nghiêng hay không? Thể thức văn bản trong văn bản hành chính được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản bàn giao tài liệu mới nhất? Tải mẫu biên bản bàn giao tài liệu ở đâu? Hướng dẫn viết biên bản bàn giao tài liệu?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào