Tài xế điều khiển xe ô tô tự ý sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác bị xử phạt như thế nào?
Hành khách có được quyền từ chối khi tài xế tự ý sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác?
Quyền hạn của hành khách được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;
b) Được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe;
c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
...
Theo đó, hành khách có quyền được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải.
Như vậy, trong trường hợp thỏa thuận về lộ trình di chuyển không có đề cập về việc đổi xe trong hành trình, hành khách có quyền từ chối khi tài xế tự ý sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác.
Tài xế điều khiển xe ô tô tự ý sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Tài xế điều khiển xe ô tô tự ý sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác bị xử phạt như thế nào?
Hành vi tự ý sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác được quy định tại điểm b khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm p khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm e khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;
b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
c) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
d) Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;
đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 7a Điều này;
e) Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 7a Điều này;
h) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc), không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;
...
Theo đó, tài xế xe ô tô có hành vi sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hành khách có những nghĩa vụ gì khi tham gia vận chuyển bằng xe ô tô?
Nghĩa vụ của hành khách quy định tại khoản 2 Điều 71 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;
b) Được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe;
c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;
b) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
c) Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.
Theo đó, khi tham gia vận chuyển bằng xe ô tô, hành khách có những nghĩa vụ sau đây:
- Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;
- Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
- Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?