Tầng ô dôn có tác dụng bảo vệ trái đất? Bảo vệ tầng ô dôn bao gồm hoạt động nào theo quy định?
Tầng ô dôn có tác dụng bảo vệ trái đất?
Theo khoản 34 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 giải thích tầng ô dôn như sau:
Tầng ô-dôn là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời.
Bên cạnh đó, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công ước viên về bảo vệ tầng ôzôn cũng có nêu rằng:
- Sự biến đổi của tầng ôzôn sẽ dẫn tới sự thay đổi lượng bức xạ tử ngoại của mặt trời có những tác động sinh học (UV-B) tới được bề mặt trái đất và những hậu quả tiềm tàng đối với sức khoẻ con người, đối với các sinh vật, các hệ sinh thái và các vật liệu có ích cho con người;
- Sự biến đổi phân bố theo chiều thẳng đứng của ôzôn, có thể làm thay đổi cấu trúc nhiệt độ của khí quyển và những hậu quả tiềm tàng đối với thời tiết và khí hậu.
Như vậy, tầng ô dôn có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời, đồng thời cũng là một chiếc áo giáp cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người, sinh vật, các hệ sinh thái và các vật liệu có ích cho con người.
Tầng ô dôn có tác dụng bảo vệ trái đất? Bảo vệ tầng ô dôn bao gồm hoạt động nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Bảo vệ tầng ô dôn bao gồm hoạt động nào?
Căn cứ Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, bảo vệ tầng ô dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
Theo đó, hoạt động bảo vệ tầng ô dôn bao gồm:
- Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
- Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu có bao gồm thông tin về việc bảo vệ tầng ô dôn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
- Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
- Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
- Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
- Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
Như vậy, trong cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin về việc bảo vệ tầng ô dôn theo quy định.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tầng ô dôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?