Tạp chí Công Thương được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước không? Phó Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương do ai bổ nhiệm?

Tôi có một câu hỏi liên quan đến Tạp chí Công Thương như sau: Tạp chí Công Thương được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước không? Phó Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương do ai bổ nhiệm? Câu hỏi của chị N.V.T ở Lâm Đồng.

Tạp chí Công Thương được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước không?

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 8202/QĐ-BCT năm 2012 về Tạp chí Công Thương như sau:

Tạp chí Công Thương trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập theo quy định tại Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thuơng trên cơ sở hợp nhất Tạp chí Công nghiệp và Tạp chí Thương mại.
Tạp chí Công Thương thực hiện chức năng hoạt động báo chí, chức năng thông tin lý luận và thực tiễn về khoa học, kinh tế và công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại và các lĩnh vực có liên quan.
Tạp chí Công Thương chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công Thương, hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, chịu sự chỉ đạo về chính trị, tư tưởng của Ban Tuyên giáo Trung ương, quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tên tiếng Việt: Tạp chí Công Thương.
Tên tiếng Anh: VIETNAM TRADE AND INDUSTRY REVIEW.
Tên viết tắt tiếng Anh; VITAI.
Tạp chí Công Thương (sau đây gọi tắt là Tạp chí) có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng, có con dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
Trụ sở chính đặt tại: 91 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Theo quy định trên, Tạp chí Công Thương được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tạp chí Công thương

Tạp chí Công thương (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Tạp chí Công Thương là gì?

Theo Điều 2 Quyết định 8202/QĐ-BCT năm 2012 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và chủ trương, định hướng chỉ đạo của Bộ Công Thương về kinh tế, công nghiệp, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
2. Giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng chế, sáng kiến, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và quản lý của ngành Công Thương.
3. Phản ánh và hướng dẫn dư luận trong lĩnh vực khoa học quản lý, kinh tế, công nghệ ngành Công Thương; là diễn đàn ngôn luận của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
4. Các hình thức cung cấp thông tin.
a) Phát hành Tạp chí Công Thương; các ấn phẩm chuyên môn của ngành, địa phương; các chuyên đề của ngành, địa phương theo sự chỉ đạo của Bộ Công Thương và yêu cầu của các đơn vị, địa phương;
b) Xây dụng và quản lý trang website của Tạp chí Công Thương;
c) Tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, tọa đàm về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành ấn phẩm, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh thiết bị vật tư liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật;
e) Xây dựng kho tư liệu về ngành Công Thương phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và tham khảo.
5. Tổ chức nghiên cứu khoa học về kinh tế, công nghệ, thương mại và các lĩnh vực có liên quan để phục vụ công tác thông tin, truyên truyền.
6. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưõng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trong đơn vị và các cơ quan, đơn vị có yêu cầu.
7. Thực hiện các mối quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin, nghiệp vụ với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước theo pháp luật.
8. Tiếp nhận và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đối với hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Tạp chí Công Thương phù hợp với quy định của luật pháp.
9. Kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm thuộc phạm vi hoạt động của Tạp chí.
10. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Tạp chí theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ.
11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu từ hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
12. Thực hiện chế độ kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao.

Theo đó, Tạp chí Công Thương có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Phó Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương do ai bổ nhiệm?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 8202/QĐ-BCT năm 2012 quy định về lãnh đạo Tạp chí như sau:

Lãnh đạo Tạp chí
a) Tổng Biên tập;
b) Các Phó Tổng Biên tập.
Tổng Biên tập, các Phó Tổng Biên tập do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật,
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tạp chí. Các Phó Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Tổng Biên tập có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Công Thương.

Như vậy, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạp chí Công Thương

Trần Thị Tuyết Vân

Tạp chí Công Thương
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạp chí Công Thương có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào