Tập đoàn điện lực Việt Nam có phải mua toàn bộ điện năng từ các dự án điện mặt trời nối lưới hay không?
Dự án điện mặt trời nào được xác định là dự án điện mặt trời nối lưới?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 3 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg có quy định cụ thể như sau:
"6. Dự án điện mặt trời nối lưới là dự án điện mặt trời được đấu nối trực tiếp vào lưới điện quốc gia trừ quy định tại khoản 5 Điều này."
Đồng thời, khoản 5 Điều này có quy định:
"5. Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện."
Có thể thấy, dự án điện mặt trời được đấu nối trực tiếp vào lưới điện quốc gia, trừ những dự án thuộc khoản 5 nêu trên được xác định là dự án điện mặt trời nối lưới.
Tập đoàn điện lực Việt Nam có phải mua toàn bộ điện năng từ các dự án điện mặt trời nối lưới hay không? (Hình từ Internet)
Tập đoàn điện lực Việt Nam có phải mua toàn bộ điện năng từ các dự án điện mặt trời nối lưới hay không?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, trách nhiệm mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới được quy định cụ thể như sau:
"Điều 4. Trách nhiệm mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới
1. Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới phát lên hệ thống lưới điện quốc gia phù hợp với quy định về vận hành hệ thống điện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện; ưu tiên điều độ để khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời.
2. Việc sử dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời nối lưới là bắt buộc trong mua bán điện giữa Bên bán điện và Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền.
3. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau thời gian này, việc gia hạn thời hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm ký gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới."
Mà theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền hoặc tổ chức, cá nhân khác mua điện từ Bên bán điện hoặc tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của các tổ chức nêu trên theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm phải mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới phát lên hệ thống lưới điện quốc gia phù hợp với quy định về vận hành hệ thống điện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành điện.
Giá mua điện áp dụng đối với các dự án điện mặt trời nối lưới cụ thể là bao nhiêu?
Theo tại Điều 5 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới được quy định như sau:
"Điều 5. Giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới
1. Dự án điện mặt trời nối lưới đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 23 tháng 11 năm 2019 và có ngày vận hành thương mại của dự án hoặc một phần dự án trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020 thì dự án hoặc một phần dự án đó được áp dụng Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện quy định tại Phụ lục của Quyết định này.
2. Giá mua điện tại Biểu giá mua điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá của đồng Việt Nam với đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh), tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày Bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán. Giá mua điện này được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.
3. Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 UScents/kWh, theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10 tháng 4 năm 2017 là 22.316 đồng/USD), được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Tỷ giá áp dụng là tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày Bên bán điện xuất hóa đơn thanh toán.
4. Giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới không đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định thông qua cơ chế cạnh tranh.
5. Giá mua điện tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được áp dụng cho các dự án có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.
6. Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới nêu tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được hạch toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá điện bán buôn và bán lẻ hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam."
Như vậy, giá mua điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng theo Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg.
Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, giá mua điện được áp dụng theo mức giá như quy định trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điện mặt trời có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?