Tàu bay tại cảng hàng không mất khả năng di chuyển thì trách nhiệm di dời sẽ như thế nào? Người khai thác cảng hàng không sẽ phải có phương án di dời ra sao?
Tàu bay tại cảng hàng không mất khả năng di chuyển thì trách nhiệm di dời sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm di dời
Tàu bay mất khả năng di chuyển cần phải được di dời để không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay. Việc di dời tàu bay mất khả năng di chuyển thuộc trách nhiệm của người khai thác tàu bay.
Như vậy, tàu bay tại cảng hàng không mất khả năng di chuyển thì trách nhiệm di dời sẽ thuộc về người khai thác tàu bay.
Tàu bay mất khả năng di chuyển cần phải được di dời để không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay.
Cảng hàng không (Hình từ Internet)
Tàu bay tại cảng hàng không mất khả năng di chuyển người khai thác cảng hàng không sẽ phải có phương án di dời ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu về tổ chức di dời
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xây dựng phương án di dời tàu bay mất khả năng tự di chuyển, trong đó xác định và thông báo số điện thoại và số fax của cơ quan được giao xử lý các tình huống di chuyển tàu bay hỏng trên khu bay hoặc khu vực lân cận. Phương án di dời tàu bay mất khả năng di chuyển phải được quy định trong tài liệu khai thác sân bay.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thông báo phạm vi, khả năng di dời tàu bay mất khả năng di chuyển trên khu bay hoặc khu vực lân cận của người khai thác cảng hàng không, sân bay cho người khai thác tàu bay.
3. Tàu bay bị hỏng hóc, mất khả năng di chuyển nằm trong khu vực có hoạt động bay phải được di dời để không ảnh hưởng đến hoạt động hàng không bình thường. Người khai thác tàu bay phải tổ chức di dời tàu bay bị sự cố theo yêu cầu của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
...
Như vậy, tàu bay tại cảng hàng không mất khả năng di chuyển người khai thác cảng hàng không sẽ phải có phương án di dời theo quy định trên để đảm bảo an toàn cho cảng hàng không và sân bay.
Tổ chức di dời tàu bay mất khả năng di chuyển tại sân bay cần theo thứ tự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 65 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT như sau:
Yêu cầu về tổ chức di dời
...
4. Tổ chức di dời tàu bay mất khả năng di chuyển tại sân bay cần theo thứ tự như sau:
a) Xác định điều kiện mức độ hư hại của tàu bay vào thời điểm sớm nhất để thông báo yêu cầu tới đơn vị cung cấp dịch vụ di dời nhanh chóng có mặt phục vụ theo hợp đồng đã được thỏa thuận và dự kiến trước các phương án để phối hợp thực hiện di dời;
b) Thiết lập đường để cho các loại xe đặc chủng ra, vào phục vụ việc di dời tàu bay;
c) Tháo nguồn ắc quy hoặc tháo dây tiếp mát, tháo nguồn ra khỏi thanh dẫn điện; tổ chức thông gió phần bên trong tàu bay, kiểm tra dập tắt lửa những chỗ còn cháy khói, tẩy rửa các chất lỏng, nhiện liệu cả bên trong khoang tàu bay và trên mặt đất trước khi di dời tàu bay đi. Tiến hành giảm trọng lượng tàu bay nếu cần thiết như rút dầu, giải tỏa hàng hóa hoặc tháo bớt những bộ phận có thể tháo của tàu bay để giảm trọng lượng, tạo điều kiện cho việc nâng nhấc tàu bay;
d) Vận chuyển chuyên gia và các thiết bị phục vụ di dời của công ty dịch vụ đã thuê ra hiện trường; chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện cùng phối hợp với công ty dịch vụ thực hiện các bước di dời;
đ) Tổ chức nâng nhấc, sửa chữa phục hồi theo phương án đã được phê duyệt trong tài liệu khai thác sân bay;
e) Sau khi đã di dời tàu bay mất khả năng di chuyển ra khỏi khu vực, tổ chức san gạt, thu dọn mặt bằng và kiểm tra tổng hợp.
...
Theo đó, tổ chức di dời tàu bay mất khả năng di chuyển tại sân bay sẽ theo thứ tự như sau:
- Xác định điều kiện mức độ hư hại của tàu bay vào thời điểm sớm nhất để thông báo yêu cầu tới đơn vị cung cấp dịch vụ di dời nhanh chóng có mặt phục vụ theo hợp đồng đã được thỏa thuận và dự kiến trước các phương án để phối hợp thực hiện di dời;
- Thiết lập đường để cho các loại xe đặc chủng ra, vào phục vụ việc di dời tàu bay;
- Tháo nguồn ắc quy hoặc tháo dây tiếp mát, tháo nguồn ra khỏi thanh dẫn điện; tổ chức thông gió phần bên trong tàu bay, kiểm tra dập tắt lửa những chỗ còn cháy khói, tẩy rửa các chất lỏng, nhiện liệu cả bên trong khoang tàu bay và trên mặt đất trước khi di dời tàu bay đi.
Tiến hành giảm trọng lượng tàu bay nếu cần thiết như rút dầu, giải tỏa hàng hóa hoặc tháo bớt những bộ phận có thể tháo của tàu bay để giảm trọng lượng, tạo điều kiện cho việc nâng nhấc tàu bay;
- Vận chuyển chuyên gia và các thiết bị phục vụ di dời của công ty dịch vụ đã thuê ra hiện trường; chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện cùng phối hợp với công ty dịch vụ thực hiện các bước di dời;
- Tổ chức nâng nhấc, sửa chữa phục hồi theo phương án đã được phê duyệt trong tài liệu khai thác sân bay;
- Sau khi đã di dời tàu bay mất khả năng di chuyển ra khỏi khu vực, tổ chức san gạt, thu dọn mặt bằng và kiểm tra tổng hợp.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác cảng hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?