Tên đệm trong thẻ Căn cước công dân gắn chip khác với tên đệm trong Chứng minh nhân dân cũ và giấy khai sinh thì phải làm sao?
Trường hợp nào cần tra cứu tàng thư căn cước công dân?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về trường hợp tra cứu tàng thư căn cước công dân như sau:
"Điều 6. Hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu tàng thư căn cước công dân
1. Các trường hợp phải tra cứu qua tàng thư căn cước công dân gồm:
a) Chứng minh nhân dân 9 số bị mất hoặc hư hỏng không thể xác định được đầy đủ nội dung thông tin trên Chứng minh nhân dân 9 số;
b) Khi cần xác minh, đối chiếu thông tin về công dân trong tàng thư căn cước công dân."
Tên đệm trong thẻ Căn cước công dân gắn chip
Hồ sơ tra cứu tàng thư căn cước công dân gồm những gì ? Cơ quan nào có thẩm quyền duyệt hồ sơ tra cứu?
Theo quy định tại khoản 2 , khoản 3 và khoản 4 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về hồ sơ và cơ quan xét duyệt hồ sơ tra cứu như sau:
"Điều 6. Hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu tàng thư căn cước công dân
...
2. Hồ sơ tra cứu gồm: Phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu; Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.
3. Duyệt hồ sơ tra cứu:
a) Tại Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện):
Trường hợp tra cứu tàng thư căn cước công dân trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.
Trường hợp tra cứu tàng thư căn cước công dân ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng Công an cấp huyện duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu;
b) Tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội:
Trường hợp tra cứu tàng thư căn cước công dân trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Đội trưởng phụ trách công tác cấp, quản lý căn cước công dân (sau đây viết gọn là Đội trưởng Đội căn cước công dân) duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Đội tàng thư căn cước công dân thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để tra cứu.
Trường hợp tra cứu tàng thư căn cước công dân ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt hồ sơ tra cứu và gửi đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu;
c) Tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư:
Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư duyệt hồ sơ cần tra cứu và gửi đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi cần tra cứu.
4. Đơn vị nhận được yêu cầu tra cứu có trách nhiệm tra cứu theo nội dung, thời hạn tra cứu và gửi kết quả tra cứu cho đơn vị yêu cầu."
Tên đệm trong thẻ Căn cước công dân gắn chip khác với tên đệm trong Chứng minh nhân dân cũ và giấy khai sinh thì phải làm sao?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
"Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh."
Đồng thời tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân như sau:
"Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam."
Như vậy, trường hợp của bạn việc sai sót khi cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chip thì có thể liên hệ cơ quan có thầm quyền đã cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho bạn để đổi lại thẻ. Lúc này thông tin trên giấy khai sinh của bạn sẽ làm thông tin gốc để đối chiếu. Ngoài ra bạn có thể xin tra cứu tàng thư căn cước công dân để xem lại thông tin tên của bạn trên Chứng minh nhân dân mà bạn sử dụng trước đó để làm cơ sở đối chiếu thay đổi lại tên cho đúng.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Căn cước công dân gắn chip có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?