Tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là gì? Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam tổ chức theo mô hình gì?
Tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là gì? Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam tổ chức theo mô hình gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg như sau:
Thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
1. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước; hạch toán độc lập, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
a) Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Exchange.
b) Tên viết tắt: VNX.
c) Trụ sở chính: Hà Nội.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Exchange.
Theo đó, Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tên giao dịch quốc tế của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là gì? Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam tổ chức theo mô hình gì? (Hình từ Internet)
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có quyền đình chỉ giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán 2019 có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác liên quan đến tổ chức và hoạt động thị trường giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
b) Tổ chức, vận hành thị trường giao dịch chứng khoán;
c) Cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
d) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hoặc trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán;
đ) Chấp thuận, thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết;
e) Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
...
Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có quyền đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán trong trường hợp sau đây:
- Trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường mà tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch; hoặc
- Trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán.
Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Chứng khoán 2019 thì Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Theo đó, Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, công ty con, chi nhánh;
- Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;
- Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;
- Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
- Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;
- Người đại diện theo pháp luật;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;
- Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);
- Thể thức thông qua quyết định của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
- Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;
- Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?