Thallium là gì? Thallium có độc không? Nếu có, dùng chất độc Thallium giết người thì hình phạt cao nhất là gì?
Thallium là gì? Thallium có độc không? Thallium có phải là hóa chất cấm không?
Theo bảng tuần hoàn hóa học thì Thali hay Thallium là một kim loại mềm, nhóm IIIA. Đây được biết đến là kim loại nặng cực độc, chỉ cần một lượng khoảng 30 microgram/lít trong máu là có thể bị tử vong.
Đặc biệt, muối thallium sulfate không mùi và không vị được sử dụng như một chất diệt loài gặm nhấm, dễ hòa tan trong nước, rất dễ kiếm trên thị trường.
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Thallium có phải là hóa chất cấm không thì theo quy định Điều 18 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về danh mục các chất cấm như sau:
Hóa chất cấm
1. Danh mục hóa chất cấm được ban hành tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất cấm thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Luật hóa chất và quy định của Chính phủ.
Và, tại Điều 19 Luật Hóa chất 2007 quy định về hóa chất cấm như sau:
Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm
1. Hóa chất cấm là hóa chất đặc biệt nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất cấm do Chính phủ quy định.
2. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trong trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
...
Như vậy, đối chiếu theo Phụ lục III Danh mục hóa chất cấm ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì Thallium không phải là hóa chất cấm.
Thallium có độc không? Nếu có, dùng chất độc Thallium giết người thì hình phạt cao nhất là gì? Chất độc Thallium có được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hay không? (Hình từ Internet)
Chất độc Thallium có được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hay không?
Chất độc Thallium có được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, căn cứ theo Điều 14 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp như sau:
Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:
1. Chất có trong Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
2. Hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II kèm theo Nghị định này được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thuộc ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây:
a) Độc cấp tính (theo các đường phơi nhiễm khác nhau) cấp 1;
b) Tác nhân gây ung thư cấp 1A, 1B;
c) Độc tính sinh sản cấp 1A, 1B;
d) Đột biến tế bào mầm cấp 1A, 1B.
Và, tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP bị thay thế bởi Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP:
STT | Tên hóa chất theo tiếng Việt | Tên hóa chất theo tiếng Anh | Mã số hải quan (mã HS)(1) | Mã CAS | Công thức hóa học |
... | ... | ... | ... | ... | ... |
200 | Tali | Thallium | 81125200 81125900 81125100 | 7440-28-0 | Tl |
... | ... | ... | ... | ... | ... |
Như vậy, chất độc Thallium là chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp nên không được sử dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh.
Hình phạt cao nhất đối với người phạm tội giết người bằng chất độc Thallium là gì?
Căn cứ theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định thì người phạm tội giết người bằng cách sử dụng chất độc Thallium có thể phải đối mặt với hình phạt cao nhất là tử hình.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất độc thallium có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?