Tham gia bảo hiểm xã hội khi trong tháng có nghỉ thai sản và nghỉ không hưởng lương được thực hiện như thế nào?
- Tham gia bảo hiểm xã hội khi trong tháng có nghỉ thai sản và nghỉ không lương được thực hiện như thế nào?
- Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi đã được nghỉ thai sản tối thiểu bao nhiêu tháng?
- Lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ thai sản đi làm lại mà sức khỏe chưa phục hồi thì có được nghỉ thêm không?
Tham gia bảo hiểm xã hội khi trong tháng có nghỉ thai sản và nghỉ không lương được thực hiện như thế nào?
Về vấn đề của chị, tại Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động
...
Như vậy, căn cứ quy định trên, đối chiếu với trường hợp của chị thì đơn vị chỉ không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động chỉ khi:
(1) Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
(2) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Theo đó, nếu người lao động không được hưởng chế độ thai sản đủ 14 ngày trong tháng 9 và họ cũng không nghỉ việc không hưởng lương đủ 14 ngày làm việc trong tháng thì đơn vị vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bình thường cho họ thưa chị.
Xem thêm:
>> Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi đã được nghỉ thai sản tối thiểu bao nhiêu tháng?
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi đã được nghỉ thai sản tối thiểu bao nhiêu tháng, thì căn cứ theo Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Theo đó, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi đã được nghỉ thai sản tối thiểu 04 tháng và phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ thai sản đi làm lại mà sức khỏe chưa phục hồi thì có được nghỉ thêm không?
Lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ thai sản đi làm lại mà sức khỏe chưa phục hồi thì có được nghỉ thêm không, thì căn cứ theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó, lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ thai sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?