Thảm họa là gì? Trong tình trạng khẩn cấp do có thảm họa thì có được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân không?
Thảm họa là gì?
Căn cứ theo khoản 13 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Thảm họa là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.
Như vậy, thảm họa là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.
Tình trạng khẩn cấp do có thảm họa (Hình từ Internet)
Trong tình trạng khẩn cấp do có thảm họa thì có được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân không?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Như vậy, lực lượng vũ trang nhân dân sẽ được sử dụng trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa và các trường hợp khác như:
- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trong tình trạng khẩn cấp do dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
- Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Khi có thảm họa thì có điều chỉnh chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
1. Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có thảm họa, chiến tranh.
2. Cơ sở xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ các cấp;
b) Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ thảm họa;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
3. Nội dung chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, gồm: Quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.
Theo đó, chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có thảm họa, chiến tranh.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng thủ dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương
- Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên Cổng dịch vụ công Quốc gia ra sao?
- Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân đúng không? Chỉ huy cao nhất trong QĐNDVN?
- Học sinh trường trung cấp có kết quả học tập loại khá được cấp học bổng khuyến khích học tập không?