Thẩm phán quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu?
Thẩm phán quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo mẫu nào?
Hiện nay, mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính dành cho Thẩm phán được quy định là Mẫu số 10-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính dành cho Thẩm phán sẽ có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính dành cho Thẩm phán
Thẩm phán quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính dành cho Thẩm phán?
Kèm theo mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính dành cho Thẩm phán quy định tại Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐST-HC).
(3) Ghi cụ thể lý do của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thuộc trường hợp nào quy định tại Điều 141 của Luật TTHC (ví dụ: Xét thấy người khởi kiện là cá nhân đã chết mà chưa có cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ trong tố tụng của cá nhân đó quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật TTHC).
(4) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ:
Số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(5) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: Về “khiếu kiện quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng”).
(6) và (8) Nếu người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị khởi kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 141 Luật Tố tụng hành chính 2015, Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
- Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
- Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự;
- Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;
- Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
- Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.
Lưu ý:
(1) Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
(2) Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án:
- Tòa án không xóa tên vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi.
- Khi lý do tạm đình chỉ quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính 2015 không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
- Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.
- Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Tố tụng hành chính 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vụ án hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?