Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động thương mại tại Việt Nam trong trường hợp nào?
- Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép gồm những gì?
Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định thế nào?
Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định tại Điều 22 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý việc cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam.
(2) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; thành lập Chi nhánh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(4) Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý việc cấp giấy phép cho thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
Thẩm quyền cho phép thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động thương mại tại Việt Nam trong trường hợp nào?
Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài được quy định tại Điều 23 Luật Thương mại 2005 như sau:
Chấm dứt hoạt động tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài
1. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
b) Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
c) Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
d) Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
đ) Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Chiếu theo quy định trên, thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động thương mại tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép;
- Theo đề nghị của thương nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
- Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật và quy định của giấy phép;
- Do thương nhân bị tuyên bố phá sản;
- Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài đối với hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Trước khi chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam.
Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép gồm những gì?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện như sau:
Hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Hồ sơ 01 bộ, bao gồm:
a) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này;
b) Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 35 Nghị định này) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 35 Nghị định này);
c) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
d) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
đ) Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện khi thương nhân bị thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
(1) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
(2) Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 07/2016/NĐ-CP)
(3) Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
(4) Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
(5) Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
Lưu ý:
Đối với trường hợp Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý để chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác, hồ sơ chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện chỉ bao gồm các tài liệu quy định tại khoản (1) và khoản (5) nêu trên.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thương nhân nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?