Thẩm quyền kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân thuộc cơ quan nào? Quy trình thực hiện kiểm tra công tác bảo vệ môi trường ra sao?
Thẩm quyền kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân thuộc cơ quan nào?
Quy trình kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Thẩm quyền kiểm tra
1. Lãnh đạo Bộ Công an ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra đối với các đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công an chủ trì, có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức để giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của Bộ Công an.
2. Cục trưởng Cục Y tế ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với Công an các đơn vị, địa phương theo chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân. Xây dựng các chương trình dài hạn và hằng năm về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân trình lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt.
3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra do đơn vị chủ trì thực hiện.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân gồm:
– Lãnh đạo Bộ Công an ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra đối với các đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công an chủ trì, có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức để giải quyết các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của Bộ Công an.
– Cục trưởng Cục Y tế ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với Công an các đơn vị, địa phương theo chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân. Xây dựng các chương trình dài hạn và hằng năm về kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân trình lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt.
– Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, phê duyệt kế hoạch kiểm tra do đơn vị chủ trì thực hiện.
Quy trình kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân được thực hiện ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1. Chuẩn bị kiểm tra:
– Xây dựng kế hoạch kiểm tra và ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra:
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm hoặc đột xuất, Công an các đơn vị, địa phương tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường. Kế hoạch kiểm tra xác định rõ đối tượng, mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành và tiến độ thực hiện.
Căn cứ kế hoạch kiểm tra, đơn vị được giao tổ chức kiểm tra tập hợp danh sách, xây dựng quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần gồm: Trưởng đoàn là đại diện của cơ quan ban hành quyết định kiểm tra, trường hợp cần thiết có 01 Phó trưởng đoàn; các thành viên còn lại do thủ trưởng cơ quan ban hành quyết định kiểm tra quyết định, trong đó có tối thiểu 01 thành viên có chuyên môn môi trường và 01 thành viên có chuyên môn liên quan đến đối tượng kiểm tra.
Trường hợp tổ chức kiểm tra liên ngành, cần có tối thiểu 01 thành viên là đại diện cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường tại địa phương nơi tiến hành kiểm tra.
– Kế hoạch tổ chức thực hiện: Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra chi tiết, cụ thể, bám sát mục đích, nội dung kiểm tra. Họp đoàn kiểm tra để thống nhất nội dung, trình tự thủ tục và phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra.
– Thông báo bằng văn bản cho đối tượng kiểm tra về nội dung, thành phần và chương trình làm việc của đoàn kiểm tra. Thời gian thông báo ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày đoàn tiến hành cuộc kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
Bước 2. Tiến hành kiểm tra:
– Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba số lượng thành viên đoàn kiểm tra, trong đó phải có Trưởng đoàn hoặc Phó trưởng đoàn (khi được Trưởng đoàn ủy quyền), Thư ký đoàn kiểm tra và có mặt của đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra.
– Quá trình kiểm tra có thể thực hiện ghi âm, ghi hình, lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường. Đối với các đối tượng kiểm tra thuộc bí mật nhà nước thì các hoạt động ghi âm, ghi hình, lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường và thông tin về đối tượng kiểm tra phải thực hiện, quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Quá trình lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường phải có sự chứng kiến của đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra, được ghi nhận bằng biên bản lấy mẫu do 02 bên cùng ký xác nhận.
Bước 3. Lập biên bản kiểm tra:
– Khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải thể hiện đầy đủ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung kiểm tra, kết quả kiểm tra, những yêu cầu, kiến nghị của đoàn kiểm tra và những kiến nghị, đề xuất của đối tượng kiểm tra.
– Biên bản kiểm tra có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc Phó trưởng đoàn (khi được Trưởng đoàn ủy quyền), đại diện có thẩm quyền của đối tượng kiểm tra và các bên liên quan, lập thành nhiều bản đảm bảo mỗi bên tham gia giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện.
Bước 4. Kết thúc kiểm tra:
– Báo cáo kết quả kiểm tra: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra về kết luận kiểm tra và kiến nghị các biện pháp xử lý (nếu có).
Đối với kiểm tra gián tiếp, trong thời hạn được yêu cầu, đối tượng kiểm tra được ủy quyền báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản đối với cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.
Trường hợp phát hiện cá nhân, đơn vị trong Công an nhân dân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thanh tra, Cảnh sát môi trường cùng cấp biết để tiến hành các biện pháp thanh tra, điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Trước khi kết luận, nếu xét thấy cần thiết thì người ra quyết định kiểm tra gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho đối tượng kiểm tra. Việc giải trình những vấn đề chưa nhất trí (nếu có) của đối tượng kiểm tra với nội dung của dự thảo kết luận kiểm tra được thực hiện bằng văn bản và có các tài liệu chứng minh kèm theo. Kết luận kiểm tra sau khi có ý kiến phê duyệt của người ra quyết định được gửi đến: đối tượng kiểm tra; thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân quản lý đối tượng kiểm tra; Cục Y tế nếu là kết luận kiểm tra do thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Bước 5. Thực hiện kết luận kiểm tra:
Sau khi nhận được kết luận kiểm tra, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân quản lý đối tượng kiểm tra có trách nhiệm:
– Chỉ đạo thực hiện các biện pháp, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo thông báo kết luận kiểm tra;
– Áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để chấn chỉnh, khắc phục những sai sót, bất cập trong công tác bảo vệ môi trường tại đơn vị;
– Báo cáo với cơ quan đã ban hành kết luận kiểm tra về kết quả thực hiện kết luận kiểm tra và đề xuất kiến nghị (nếu có);
Nếu biện pháp xử lý do đoàn kiểm tra đề xuất thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường Bộ Công an thì đơn vị tổ chức kiểm tra có văn bản báo cáo Cục Y tế để xem xét, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an phương án giải quyết theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ kết thúc kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân gồm những tài liệu gì?
Theo khoản 6 Điều 8 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Quy trình kiểm tra
…
6. Hồ sơ kết thúc kiểm tra:
a) Tài liệu chuẩn bị tổ chức kiểm tra gồm:
Các văn bản làm căn cứ để tổ chức kiểm tra: chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản, đơn thư phản ánh, kiến nghị của Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương nơi đóng quân (trong trường hợp kiểm tra đột xuất);
Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
b) Tài liệu trong quá trình tổ chức kiểm tra gồm:
Báo cáo, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra do đối tượng kiểm tra cung cấp;
Biên bản kiểm tra;
Các tài liệu liên quan do đoàn kiểm tra thu thập được trong quá trình kiểm tra.
c) Tài liệu kết thúc kiểm tra gồm:
Kết luận kiểm tra, các kết quả phân tích, đánh giá chất lượng môi trường (nếu có);
Văn bản giải trình, báo cáo kết quả của đối tượng kiểm tra về việc thực hiện kết luận kiểm tra (nếu có);
Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Theo đó, hồ sơ kết thúc kiểm tra bao gồm những tài liệu sau:
– Tài liệu chuẩn bị tổ chức kiểm tra gồm:
+ Các văn bản làm căn cứ để tổ chức kiểm tra: chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản, đơn thư phản ánh, kiến nghị của Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương nơi đóng quân (trong trường hợp kiểm tra đột xuất);
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
– Tài liệu trong quá trình tổ chức kiểm tra gồm:
+ Báo cáo, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra do đối tượng kiểm tra cung cấp;
+ Biên bản kiểm tra;
+ Các tài liệu liên quan do đoàn kiểm tra thu thập được trong quá trình kiểm tra.
– Tài liệu kết thúc kiểm tra gồm:
+ Kết luận kiểm tra, các kết quả phân tích, đánh giá chất lượng môi trường (nếu có);
+ Văn bản giải trình, báo cáo kết quả của đối tượng kiểm tra về việc thực hiện kết luận kiểm tra (nếu có);
+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?