Thẩm quyền sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực? Thời hạn sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực là bao nhiêu ngày?
Những đối tượng nào được sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 16 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012 thì đối tượng được sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
1. Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp một giấy phép để thực hiện một hoặc nhiều loại hình hoạt động điện lực.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
b) Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
c) Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
3. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung và thời hạn của giấy phép hoạt động điện lực đối với từng loại hình hoạt động điện lực.
5. Bộ Công thương quy định trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung và thời hạn giấy phép hoạt động điện lực đối với từng lĩnh vực hoạt động điện lực.
Như vậy, những tổ chức cá nhân được cấp giấy phép đều được sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực. Khi tổ chức, cá nhân xin sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có dự án hoặc phương án hoạt động điện lực khả thi;
- Có hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động điện lực.
Thẩm quyền sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực (hình từ internet)
Thẩm quyền sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực?
Theo Điều 38 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 2 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định về thẩm quyền sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1.Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương
3. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải phù hợp với khả năng thực hiện của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
4. Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực về phát điện, truyền tải, phân phối điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực thì có thẩm quyền sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực.
Do đó, thẩm quyền sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực được quy định như sau:
- Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
Thời hạn sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực là bao nhiêu ngày?
Theo Điều 36 Luật Điện lực 2004 quy định về thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 13 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp hoặc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực?
Theo Điều 47 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực như sau:
Lệ phí, phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm:
a) Nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực;
b) Nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí và phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, tổ chức, cá nhân khi thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực cần nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực và phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép hoạt động điện lực có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? Mục đích tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
- Giá điện năng thị trường là gì? Giá thị trường áp dụng cho đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch quy định như thế nào?
- Mẫu lời chúc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 theo môn học dành cho tặng thầy cô giáo? Được tặng tiền ngày 20 11 thì thầy cô giáo xử lý thế nào?
- Bão số 7 là gì? Bản tin bão số 7 trên Biển Đông ban hành khi nào? Dự báo về ảnh hưởng của bão số 7 trên Biển Đông như thế nào?
- Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức thuộc Bộ GDĐT ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024?