Thành phần cơ bản của hệ thống thông tin đất đai? Việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai dựa trên những nguyên tắc nào?
Thành phần cơ bản của hệ thống thông tin đất đai là những thành phần nào?
Căn cứ Điều 120 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Hệ thống thông tin đất đai
1. Hệ thống thông tin đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu; theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam.
2. Hệ thống thông tin đất đai gồm các thành phần cơ bản sau đây:
a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai;
b) Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng;
c) Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Như vậy, có 03 thành phần cơ bản của hệ thống thông tin đất đai, bao gồm:
(1) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai;
(2) Hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng;
(3) Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Thành phần cơ bản của hệ thống thông tin đất đai? Việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai dựa trên những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định nguyên tắc xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai như sau:
(1) Về nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin đất đai:
- Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước; cung cấp dữ liệu đất đai cho nhiều đối tượng sử dụng và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng;
- Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên;
- Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan.
(2) Về nguyên tắc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai:
- Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan;
- Bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng;
- Bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống;
- Sử dụng dữ liệu đúng mục đích;
- Khai thác và sử dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính;
- Tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm yêu cầu gì về thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
...
4. Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
a) Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương được xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương; tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
b) Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
5. Các thành phần của hệ thống thông tin đất đai được cơ quan nhà nước xây dựng hoặc thuê các nhà cung cấp dịch vụ.
Như vậy, theo quy định, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Cụ thể như sau:
- Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương được xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương;
Tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương được xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống thông tin đất đai có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?