Thành phần dinh dưỡng và các yếu tố chất lượng trong thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu chung gì?
- Thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ là gì?
- Thành phần dinh dưỡng và các yếu tố chất lượng trong thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu chung gì?
- Chất nhiễm bẩn đối với thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ được quy định như thế nào?
Thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ là gì?
Thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12441:2018 như sau:
Thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ là thức ăn phù hợp để sử dụng trong giai đoạn ăn bổ sung. Thức ăn này được đưa vào công thức đặc biệt với chất lượng dinh dưỡng phù hợp để cung cấp thêm năng lượng và dinh dưỡng bổ sung tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng bị thiếu hoặc có ít trong khẩu phần ăn.
Như vậy, thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ là thức ăn phù hợp để sử dụng trong giai đoạn ăn bổ sung.
Thức ăn này được đưa vào công thức đặc biệt với chất lượng dinh dưỡng phù hợp để cung cấp thêm năng lượng và dinh dưỡng bổ sung tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng bị thiếu hoặc có ít trong khẩu phần ăn.
Thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ (Hình từ Internet)
Thành phần dinh dưỡng và các yếu tố chất lượng trong thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu chung gì?
Thành phần dinh dưỡng và các yếu tố chất lượng trong thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12441:2018 như sau:
Thành phần dinh dưỡng và các yếu tố chất lượng
6.1 Yêu cầu chung
6.1.1 Việc lựa chọn nguyên liệu thô và các thành phần để xây dựng thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi phải được thực hiện có tính đến các nội dung của Điều 4 và 5 và các yêu cầu sau:
- hàm lượng dinh dưỡng của chế độ ăn theo vùng miền;
- thói quen ăn uống và cách cho ăn;
- các yêu cầu kinh tế - xã hội khác được quy định bởi các cơ quan có thẩm quyền về dinh dưỡng;
- tính sẵn có và chất lượng của nguyên liệu thô và các thành phần.
6.1.2 Tất cả quá trình chế biến được thực hiện sao cho duy trì được chất lượng protein và giảm thiểu hao hụt vi chất dinh dưỡng và duy trì giá trị dinh dưỡng đầy đủ.
6.1.3 Từ 10 g đến 50 g thức ăn công thức bổ sung, khi được chuẩn bị theo hướng dẫn, được coi là một lượng hợp lý cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi trong suốt giai đoạn nuôi dưỡng bổ sung, có thể dễ hấp thụ trong một lần ăn và có thể ăn hai lần hoặc nhiều hơn trong ngày, tùy thuộc vào lứa tuổi. Lượng ăn vào cho một lần ăn phù hợp và được áp dụng với nhiều loại thức ăn công thức bổ sung khác. Mức thấp hơn áp dụng cho các sản phẩm có đậm độ năng lượng cao (ví dụ: sản phẩm có lipit) còn mức cao hơn sẽ áp dụng cho các sản phẩm có đậm độ năng lượng thấp (ví dụ: cháo ngũ cốc).
...
Theo đó, thành phần dinh dưỡng và các yếu tố chất lượng trong thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ phải đảm bảo những yêu cầu chung được quy định như trên.
Chất nhiễm bẩn đối với thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ được quy định như thế nào?
Chất nhiễm bẩn đối với thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12441:2018 như sau:
Chất nhiễm bẩn
7.1 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Sản phẩm cần được chuẩn bị theo thực hành sản xuất tốt sao cho không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản và chế biến các nguyên liệu thô hoặc thành phần thực phẩm cuối cùng, hoặc nếu không tránh được thì phải giảm đến mức tối đa có thể.
Các biện pháp này cần tính đến bản chất cụ thể của các sản phẩm có liên quan và nhóm đối tượng cụ thể dự kiến sử dụng.
7.2 Chất nhiễm bẩn khác
Sản phẩm không được chứa các chất nhiễm bẩn hoặc chất không mong muốn khác (ví dụ: các chất có hoạt tính sinh học) với lượng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Sản phẩm nêu trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn dư lượng tối đa theo quy định hiện hành.
Như vậy, chất nhiễm bẩn đối với thức ăn công thức bổ sung dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi và trẻ nhỏ được quy định như sau:
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Sản phẩm cần được chuẩn bị theo thực hành sản xuất tốt sao cho không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản và chế biến các nguyên liệu thô hoặc thành phần thực phẩm cuối cùng, hoặc nếu không tránh được thì phải giảm đến mức tối đa có thể.
Các biện pháp này cần tính đến bản chất cụ thể của các sản phẩm có liên quan và nhóm đối tượng cụ thể dự kiến sử dụng.
- Chất nhiễm bẩn khác
Sản phẩm không được chứa các chất nhiễm bẩn hoặc chất không mong muốn khác (ví dụ: các chất có hoạt tính sinh học) với lượng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi. Sản phẩm nêu trong tiêu chuẩn này phải tuân thủ mức giới hạn dư lượng tối đa theo quy định hiện hành.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thức ăn công thức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức có quyền được thành lập và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không? Hồ sơ đăng ký thành lập gồm những gì?
- Phạm vi dự án đầu tư cải tạo nhà chung cư được xác định như thế nào? Phải lập hồ sơ bàn giao nhà chung cư trước khi bàn giao căn hộ đúng không?
- Kết bài nghị luận xã hội cho mọi đề chọn lọc? Kết bài chung cho nghị luận xã hội lớp 12? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 5/1/2025?
- Mẫu Tờ khai thuế TNCN dành cho cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, nhận cổ tức ghi tăng vốn góp?