Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật bao gồm những gì?
- Thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật được thực hiện theo những cách thức nào?
- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật bao gồm những gì?
- Số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật được quy định thế nào?
Thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật được thực hiện theo những cách thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về cách thức thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp như sau:
Thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp
...
2. Cách thức thực hiện:
a) Gửi hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước.
b) Gửi hồ sơ và nhận kết quả qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước trong trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước (đơn vị truy cập và thực hiện theo hướng dẫn trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước).
...
Theo quy định trên, thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật được thực hiện theo cách thức gửi hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước.
Đồng thời có thể gửi hồ sơ và nhận kết quả qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước trong trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước (đơn vị truy cập và thực hiện theo hướng dẫn trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước).
Kiểm soát thanh toán (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật bao gồm những gì?
Theo khoản 9 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thành phần hồ sơ đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật như sau:
Thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp
...
9. Thành phần hồ sơ đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật: Dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao; chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (đối với trường hợp thanh toán tạm ứng).
...
Theo đó, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật bao gồm dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao; chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (đối với trường hợp thanh toán tạm ứng).
Số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 11 Điều 7 Nghị định 11/2020/NĐ-CP về số lượng hồ sơ đối với thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp như sau:
Thủ tục kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp
...
11. Số lượng hồ sơ: Số lượng của từng thành phần hồ sơ quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều này là 01 bản (bản gốc hoặc bản chính hoặc bản sao y bản chính). Riêng chứng từ chuyển tiền là 02 bản gốc (trường hợp thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng hoặc trường hợp đơn vị giao dịch và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng mở tài khoản tại một đơn vị Kho bạc Nhà nước, thì bổ sung thêm 01 bản gốc tương ứng với mỗi trường hợp); giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là 02 bản gốc; giấy nộp trả kinh phí là 02 bản gốc; bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là 02 bản (bản gốc hoặc bản chính); bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng là 01 bản gốc.
...
Như vậy, số lượng hồ sơ thực hiện thủ tục kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi có yêu cầu bảo mật là 01 bản (bản gốc hoặc bản chính hoặc bản sao y bản chính).
Riêng chứng từ chuyển tiền là 02 bản gốc (trường hợp thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng hoặc trường hợp đơn vị giao dịch và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng mở tài khoản tại một đơn vị Kho bạc Nhà nước, thì bổ sung thêm 01 bản gốc tương ứng với mỗi trường hợp).
Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng là 02 bản gốc; giấy nộp trả kinh phí là 02 bản gốc; bảng thanh toán cho đối tượng thụ hưởng là 02 bản (bản gốc hoặc bản chính); bảng kê nội dung thanh toán/tạm ứng là 01 bản gốc.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm soát thanh toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?