Thành phần xuất thân trong sơ yếu lý lịch là gì? Phải gạch chéo những phần nào trong sơ yếu lý lịch trước khi thực hiện chứng thực?
Thành phần xuất thân trong sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 06/2023/TT-BNV quy định như sau:
Tạo lập, cập nhật dữ liệu
1. Chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương
a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Thống nhất sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để chuẩn hóa thông tin đầu vào, quản lý thông tin, dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.
...
Đồng thời, theo Mẫu sơ yếu lý lịch ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BNV thì tại mục 11 của sơ yếu lý lịch có yêu cầu điền thông tin về "Thành phần gia đình xuất thân".
Tuy nhiên, hiện nay lại không có quy định cụ thể như thế nào là thành phần xuất thân.
Do đó, có thể hiểu thành phần xuất thân của một người là nguồn gốc xuất thân, tầng lớp của gia đình người đó trong xã hội. Thành phần xuất thân có thể là cố nông, bần nông, phú nông, công chức, địa chủ, viên chức, tiểu thương, tiểu tư sản,….
Thông thường, việc kê khai thành phần xuất thân trong bản sơ yếu lý lịch là thành phần gia đình sau cuộc cải cách ruộng đất.
TẢI VỀ mẫu sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức mới nhất tại đây.
Thành phần xuất thân trong sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức là gì? (Hình từ Internet)
Phải gạch chéo những phần nào trong sơ yếu lý lịch trước khi thực hiện chứng thực?
Việc chứng thực sơ yếu lý lịch được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP như sau:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Như vậy, theo quy định, đối với những mục không có nội dung trong tờ khai sơ yếu lý lịch thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định như sau:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
...
Theo đó, căn cứ Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thì việc chứng thực sơ yếu lý lịch được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
(1) Cá nhân có yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
(2) Người thực hiện chứng thực kiểm tra sơ yếu lý lịch yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với sơ yếu lý lịch có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
Mẫu ghi lời chứng chứng thực sơ yếu lý lịch được hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2020/TT-BTP.
Lưu ý: Đối với trường hợp chứng thực sơ yếu lý lịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện theo quy định thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào sơ yếu lý lịch cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sơ yếu lý lịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?