Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục gồm những nội dung gì? Thanh tra chuyên ngành đối với trường đại học thuộc thẩm quyền của ai?
Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
1. Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục.
2. Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; hoạt động chuyên ngành giáo dục của cơ quan quản lý giáo dục.
3. Thực hiện quy chế chuyên môn; mở ngành đào tạo; quy chế đào tạo; quy chế thi cử; thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
4. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ chính sách đối với người học.
5. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục.
6. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.
7. Tổ chức quản lý, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ.
8. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.
9. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục.
Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục được quy định cụ thể nêu trên.
Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục (Hình từ Internet)
Thanh tra chuyên ngành đối với trường đại học thuộc thẩm quyền của ai?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền, đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục
1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.
2. Thanh tra Sở: Thanh tra chuyên ngành đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.
Theo đó, Thanh tra chuyên ngành đối với các đại học; học viện, trường đại học thuộc thẩm quyền Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quản lý nhà nước về thanh tra chuyên ngành giáo dục có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục:
a) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục;
c) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục;
d) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
...
Đồng thời tại Điều 15 Luật Thanh tra 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham mưu, xây dựng trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ;
b) Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bộ, hướng dẫn xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Bộ trình Bộ trưởng ban hành;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
d) Thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, trừ lĩnh vực được phân cấp cho Thanh tra Tổng cục, Cục, cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện;
...
2. Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ theo quy định cụ thể nêu trên.
Trước đây, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra bộ
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
...
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra chuyên ngành có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?