Thành viên Ban thanh tra nhân dân xã có phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã không? Ban thanh tra nhân dân xã làm việc theo chế độ nào?
- Thành viên Ban thanh tra nhân dân xã có phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã không?
- Ban thanh tra nhân dân xã làm việc theo chế độ nào?
- Ban thanh tra nhân dân xã có bao nhiêu thành viên?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân xã?
- Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm đối với Ban thanh tra nhân dân xã?
Thành viên Ban thanh tra nhân dân xã có phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Thành viên Ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân.
2. Thành viên Ban thanh tra nhân dân trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải là người đang làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã, phường, thị trấn phải là người thường trú tại xã, phường, thị trấn và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Theo đó, thành viên Ban thanh tra nhân dân tại xã phải là người thường trú tại xã và không phải là người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân xã.
Ban thanh tra nhân dân xã làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời. Ban thanh tra nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Ban thanh tra nhân dân xã
Ban thanh tra nhân dân xã có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.
...
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở xã có từ 5 đến 11 thành viên.
Đối với những xã có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân xã?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân như sau:
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
...
2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã.
Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm đối với Ban thanh tra nhân dân xã?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong Ban thanh tra nhân dân như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân.
2. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Theo đó, các hành vi sau đây là hành vi bị nghiêm cấm đối với Ban thanh tra nhân dân:
- Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân.
- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban Thanh tra nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?