Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên thì cần sử dụng mẫu Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách theo mẫu nào?
- Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên thì cần sử dụng mẫu Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách theo mẫu nào?
- Thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh trong trường hợp tự nguyện?
- Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bị bắt buộc hủy bỏ tư cách thành viên trong trường hợp nào?
Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên thì cần sử dụng mẫu Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách theo mẫu nào?
Hồ sơ tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch quy định tại khoản 1 Điều 36 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên
1. Hồ sơ tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, trong đó thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh áp dụng Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục 10/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này;
b) Phương án xử lý tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng để hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 05/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này;
c) Hợp đồng chuyển giao tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng cho thành viên giao dịch khác;
d) Thông báo ngừng và thời điểm ngừng mở tài khoản giao dịch chứng khoán mới và ngừng ký kết hợp đồng mới với khách hàng.
...
Như vậy, trong trường hợp tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên thì thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh áp dụng Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục 10/QCTV ban hành kèm theo Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 TẢI VỀ.
Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên thì cần sử dụng mẫu Giấy đề nghị hủy bỏ tư cách theo mẫu nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh trong trường hợp tự nguyện?
Trình tự hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh trong trường hợp tự nguyện được thực hiện theo các bước tại khoản 3 Điều 36 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tối thiểu 30 ngày trước ngày dự kiến hủy bỏ tư cách thành viên, thành viên nộp hồ sơ cho Sở GDCK Việt Nam. Việc nộp, bổ sung hồ sơ thực hiện theo quy định;
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên, Sở GDCK Việt Nam thông báo trên phương tiện công bố thông tin của Sở GDCK Việt Nam về việc tiếp nhận hồ sơ tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên;
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên, trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Sở GDCK Việt Nam có văn bản yêu cầu thành viên sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
Bước 3: Công bố thông tin về việc ngừng giao dịch
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ, Sở GDCK Việt Nam thực hiện công bố thông tin về việc ngừng giao dịch để thực hiện thủ tục tự nguyện hủy bỏ tư cách thành viên trên phương tiện công bố thông tin của Sở GDCK Việt Nam và thông báo cho:
- Thành viên về ngày ngừng giao dịch trên hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội và các nghĩa vụ phải thực hiện với Sở GDCK Việt Nam;
- Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội về ngày ngừng giao dịch của thành viên trên hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội.
Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội thực hiện ngừng giao dịch của thành viên theo thông báo của Sở GDCK Việt Nam và xác định các nghĩa vụ thành viên phải thực hiện với Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội;
Trong thời hạn 24 giờ kể từ ngày nhận được thông báo ngừng giao dịch của Sở GDCK Việt Nam, thành viên thực hiện công bố thông tin về việc ngừng giao dịch và hủy bỏ tư cách thành viên.
Thành viên giao dịch công cụ nợ, thành viên giao dịch đặc biệt công cụ nợ phải hoàn tất các giao dịch lần 02 trong giao dịch mua bán lại, giao dịch bán kết hợp mua lại, giao dịch vay và cho vay của thành viên và khách hàng (nếu có) trước ngày ngừng giao dịch.
Bước 4: Thanh toán các khoản tiền dịch vụ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thành viên ngừng giao dịch, Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội xác định, thông báo các khoản tiền dịch vụ thành viên phải nộp.
Thành viên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền dịch vụ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội;
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ theo thông báo
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Sở GDCK Việt Nam về việc ngừng giao dịch, thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thông báo của Sở GDCK Việt Nam;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày thành viên hoàn thành các nghĩa vụ đối với Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội và hoàn tất giao dịch lần 02 theo quy định, Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội báo cáo Sở GDCK Việt Nam.
Bước 6: Ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên hoàn thành các nghĩa vụ quy định và báo cáo của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội, Sở GDCK Việt Nam ban hành quyết định hủy bỏ tư cách thành viên và công bố thông tin về quyết định hủy bỏ tư cách thành viên trên phương tiện công bố thông tin của Sở GDCK Việt Nam.
Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bị bắt buộc hủy bỏ tư cách thành viên trong trường hợp nào?
Trường hợp bắt buộc hủy bỏ tư cách thành viên của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022, cụ thể:
(1) Hết thời hạn đình chỉ tối đa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này mà thành viên giao dịch không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ;
(2) Không đáp ứng được các điều kiện về thành viên giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 158/2020/NĐ-CP;
(3) Bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán;
(4) Bị sáp nhập, giải thể, phá sản;
(5) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
(6) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
(7) Không triển khai hoạt động giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được chấp thuận tư cách thành viên;
(8) Sau 60 ngày kể từ ngày Sở GDCK Việt Nam có thông báo ngừng giao dịch để hủy bỏ tự nguyện tư cách thành viên, thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh không hoàn thành các nghĩa vụ theo yêu cầu của Sở GDCK Việt Nam;
(9) Bị hợp nhất.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên giao dịch có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?