Thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ hoạt động giao dịch trong trường hợp nào? Khi nào thì bị hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt?
- Thành viên giao dịch đặc biệt là gì?
- Việc đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt xảy ra trong những trường hợp nào?
- Trong trường hợp bị đình chỉ thì thời gian đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch đặc biệt là bao lâu?
- Khi nào thì thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách?
Thành viên giao dịch đặc biệt là gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Chứng khoán 2019 thì thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt.
Việc đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt xảy ra trong những trường hợp nào?
Thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ hoạt động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch đặc biệt trong các trường hợp sau:
- Thành viên giao dịch đặc biệt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ);
- Thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ);
- Thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc hủy bỏ tư cách thành viên (trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt là thành viên không bù trừ);
- Thành viên giao dịch đặc biệt vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
- Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trong trường hợp bị đình chỉ thì thời gian đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch đặc biệt là bao lâu?
Khoản 2 Điều 21 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định về thời gian đình chỉ đối với các trường hợp trên như sau:
- Đối với trường hợp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thì thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
- Đối với trường hợp bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thì thời gian đình chỉ là thời gian Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
- Đối với trường hợp thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đặc biệt bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc hủy bỏ tư cách thành viên thì thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ tối đa 90 ngày hoặc cho đến khi được cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán từ thành viên bù trừ thay thế khác (tùy thời điểm nào đến trước);
- Đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam thì thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày;
- Đối với trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hoặc các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thì thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Khi nào thì thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì thành viên giao dịch đặc biệt bị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách trong những trường hợp sau:
- Thành viên giao dịch đặc biệt tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên và được Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam chấp thuận;
- Thành viên giao dịch đặc biệt bị hủy bỏ tư cách thành viên bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
+ Hết thời hạn đình chỉ tối đa mà thành viên không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến đình chỉ;
+ Không đáp ứng được các điều kiện về thành viên giao dịch đặc biệt;
+ Bị sáp nhập, giải thể, phá sản;
+ Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
+ Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, trên đây là thông tin về những trường hợp thành viên giao dịch đặc biệt bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt. Để tránh trường hợp ngân hàng thương mại nơi anh làm việc bị hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch đặc biệt thì phải khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ tư cách trước khi hết thời hạn đình chỉ.
Tô Nguyễn Thu Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng khoán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?