Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp có bắt buộc phải là công chức, viên chức không?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp có bắt buộc phải là công chức, viên chức không?
- Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Thư ký hội đồng có phải là thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp hay không?
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp có bắt buộc phải là công chức, viên chức không?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định về tiểu chuẩn đổi với thành viên Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên Hội đồng quản lý
1. Đối với thành viên Hội đồng quản lý:
a) Là công chức hoặc viên chức. Trong trường hợp thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của tổ chức có lợi ích liên quan thì không bắt buộc phải là công chức hoặc viên chức;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận công việc;
c) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
d) Có trình độ từ đại học trở lên;
đ) Đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ 05 năm đối với công chức, viên chức;
e) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Đối với Chủ tịch Hội đồng quản lý
a) Đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, nếu thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của tổ chức có lợi ích liên quan thì không bắt buộc phải là công chức hoặc viên chức.
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp có bắt buộc phải là công chức, viên chức không? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định về nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý như sau:
Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý
1. Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên tùy thuộc vào đặc thù của từng đơn vị, trong đó có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm.
...
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định và số lượng thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định thì thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp sẽ do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có nhiệm kỳ không quá 05 năm.
Thư ký hội đồng có phải là thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp hay không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2022/TT-BTP quy định về cơ cấu của Hội đồng quản lý như sau:
Số lượng, cơ cấu thành viên của Hội đồng quản lý
....
2. Thành phần Hội đồng quản lý
a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của Bộ (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ), đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp) hoặc đại diện của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) do người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên và cấp trên trực tiếp của đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập) hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan quản lý cấp trên, cấp trên trực tiếp);
c) Thư ký Hội đồng;
d) Đại diện cấp ủy đảng, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, lãnh đạo các phòng, ban trực thuộc (nếu có). Trường hợp không có tổ chức trực thuộc thi cử đại diện viên chức của đơn vị sự nghiệp tham gia Hội đồng quản lý;
đ) Đại diện của các tổ chức có lợi ích liên quan (nếu có).
...
Từ quy định trên thì Thư ký hội đồng sẽ là thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ Tư pháp.
Theo Điều 14 Thông tư 04/2022/TT-BTP thì Thư ký Hội đồng quản lý sẽ có một số nhiệm vụ sau:
(1) Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý; chuẩn bị chương trình nghị sự, tài liệu, giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng quản lý; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng quản lý;
(2) Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan nhà nước và các cơ quan có liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý;
(3) Các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý giao và theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?