Thành viên Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam có nhiệm kỳ là bao lâu? Một người có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng mấy lần?
- Thành viên Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam có nhiệm kỳ là bao lâu? Một người có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng mấy lần?
- Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể tự mình ra quyết định các nội dung gì?
- Điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam là gì?
Thành viên Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam có nhiệm kỳ là bao lâu? Một người có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng mấy lần?
Tại Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC có quy định:
Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại DATC; nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của DATC theo quyền và nhiệm vụ được giao, Điều lệ này và quy định của pháp luật có liên quan. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
2. Thành viên Hội đồng thành viên gồm Chủ tịch và các thành viên khác do Bộ Tài chính quyết định đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu.
3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Số lượng thành viên Hội đồng thành viên của DATC không quá 05 người. Một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại DATC, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại DATC trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Theo đó nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam là không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Và một cá nhân được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên không quá 02 nhiệm kỳ tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam, trừ trường hợp đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại Công ty trước khi được bổ nhiệm lần đầu.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể tự mình ra quyết định các nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC thì Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam có thể tự mình ra quyết định về các nội dung sau:
- Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các Ban chuyên môn của Công ty Mua bán nợ Việt Nam;
- Quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, phương án mua nợ có giá trị (tính theo giá mua nợ) không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.
Hội đồng thành viên có thể phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, phương án mua nợ có giá trị (tính theo giá mua nợ) không quá 10% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công hiện hành;
- Quyết định bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Tổng Giám đốc theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng Giám đốc;
- Thông qua phương án nhân sự để Tổng Giám đốc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Văn phòng đại diện, Chánh Văn phòng, Trưởng Ban và các chức danh tương đương khác tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam;
- Cử, giao nhiệm vụ cho người đại diện phần vốn của Công ty Mua bán nợ Việt Nam tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo đề nghị của Tổng Giám đốc; có ý kiến bằng văn bản hoặc ủy quyền cho Tổng Giám đốc có ý kiến bằng văn bản để người đại diện phần vốn của Công ty Mua bán nợ Việt Nam tham gia biểu quyết các nội dung theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp;
- Ban hành Quy chế kiểm soát rủi ro đối với hoạt động mua bán nợ, tài sản và các quy chế nội bộ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam;
- Quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quyền lợi khác đối với các chức danh do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam;
- Phê duyệt quy chế hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm và đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty Mua bán nợ Việt Nam;
- Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, kế hoạch lao động và tiền lương hàng năm, biên chế bộ máy quản lý của Công ty Mua bán nợ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật;
- Ký hợp đồng thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ này sau khi Bộ Tài chính quyết định;
- Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của công ty theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng thành viên Công ty Mua bán nợ Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 21 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 42/2021/TT-BTC có quy định:
Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Hội đồng thành viên của DATC thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Doanh nghiệp 2020, đồng thời đáp ứng được các quy định sau:
- Là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.
- Có trình độ từ đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh.
- Có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty mua bán nợ Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?
- Cách ghi trách nhiệm nêu gương trong Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02B?
- Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mẫu 02A-HD KĐ.ĐG thế nào?
- Truy thu thuế là gì? Thời hạn truy thu thuế đối với doanh nghiệp nộp thiếu số tiền thuế là bao lâu?
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?