Thành viên hợp tác xã nào phải nộp phí thành viên? Có chấm dứt tư cách thành viên nếu không nộp phí thành viên?
Thành viên hợp tác xã nào phải nộp phí thành viên khi tham gia hợp tác xã?
Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 32 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
1. Thành viên chính thức có nghĩa vụ sau đây:
a) Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;
b) Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với hợp tác xã;
c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp vào hợp tác xã;
d) Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
đ) Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
e) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
2. Thành viên liên kết góp vốn có nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
3. Thành viên liên kết không góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ. Phí thành viên không phải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí.
b) Nghĩa vụ quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1 Điều này.
Như vậy, thành viên hợp tác xã là thành viên liên kết không góp vốn có nghĩa vụ nộp phí thành viên khi tham gia hợp tác xã.
Theo đó, thành viên liên kết không góp vốn có nghĩa vụ nộp phí thành viên có nghĩa vụ nộp phí thành viên theo quy định của Điều của hợp tác xã.
Thành viên hợp tác xã nào phải nộp phí thành viên? Có chấm dứt tư cách thành viên nếu không nộp phí thành viên? (hình từ internet)
Có chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã nếu không nộp phí thành viên?
Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 33 Luật Hợp tác xã 2023 như sau
Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã
1. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên chính thức:
a) Thành viên là cá nhân đã chết; bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Thành viên là tổ chức chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
c) Hợp tác xã chấm dứt tồn tại, giải thể, phá sản;
d) Thành viên tự nguyện ra khỏi hợp tác xã;
đ) Thành viên bị khai trừ theo quy định của Điều lệ;
e) Thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc không góp sức lao động trong thời gian liên tục theo quy định của Điều lệ;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên không thực hiện góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong Điều lệ.
2. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết góp vốn theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
3. Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn:
a) Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ.
...
Như vậy, chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã đối với thành viên liên kết góp vốn khi thành viên không nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
Ai có thể là thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã?
Căn cứ theo khoản 19 Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên liên kết không góp vốn bao gồm:
- Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thành viên không góp vốn, chỉ góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thành viên không góp vốn, chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và góp sức lao động vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 30 Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã có thể là:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
- Pháp nhân Việt Nam.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?