Thành viên lưu ký có thể vay chứng khoán trên hệ thống SBL cho chính mình hay không? Yêu cầu cần đảm bảo những nội dung nào khi nhập vào hệ thống SBL?
Việc chuyển thông tin vào hệ thống SBL được thực hiện trước hay sau khi ký hợp đồng vay và cho vay chứng khoán?
Căn cứ Điều 15 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về điều kiện để tham gia hệ thống SBL như sau:
Nguyên tắc tham gia hoạt động vay, cho vay chứng khoán
1. Các bên vay và cho vay phải ký hợp đồng vay và cho vay (Phụ lục 02 của Quy chế này) trước khi chuyển thông tin vào hệ thống SBL đối với giao dịch vay và cho vay theo phương thức thỏa thuận trực tiếp hoặc sau khi xác lập được thỏa thuận vay và cho vay đối với giao dịch vay và cho vay theo phương thức thỏa thuận qua hệ thống.
2. Các bên tham gia hệ thống SBL cần đáp ứng các điều kiện sau:
a. Bên vay phải nộp đủ tài sản thế chấp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế này và có yêu cầu vay hợp lệ đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy chế này được nhập vào hệ thống SBL.
b. Bên cho vay có đủ chứng khoán đủ điều kiện cho vay tại tài khoản chứng khoán giao dịch và đã xác nhận yêu cầu vay do bên vay nhập vào hệ thống SBL thông qua TVLK nơi bên cho vay mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
3. Chỉ TVLK, TCMTKTT tại VSD mới được tham gia đăng nhập yêu cầu vay/cho vay, chào vay/chào cho vay vào hệ thống SBL.
Như vậy, trước khi chuyển thông tin thỏa thuận về việc cho vay chứng khoán và hệ thống SBL thì các bên cần ký hợp đồng vay và cho vay chứng khoán trước.
Điều này áp dụng đối với cả phương thức thỏa thuận trực tiếp phương thức thỏa thuận qua hệ thống.
Thành viên lưu ký có thể vay chứng khoán trên hệ thống SBL cho chính mình hay không?
Căn cứ Điều 16 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký trên hệ thống SBL như sau:
Quyền và nghĩa vụ của TVLK, TCMTKTT tham gia hệ thống SBL
1. Thực hiện hoạt động cho vay cho chính mình hoặc làm trung gian giao dịch cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cho vay chứng khoán.
2. Được vay cho chính mình để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo đúng quy định pháp luật có liên quan.
3. Phải ký hợp đồng cung cấp/ nhận dịch vụ với/ từ VSD và thông báo thông tin tài khoản quản lý tài sản thế chấp bằng tiền với VSD (Phụ lục 03,04 của Quy chế này).
4. Kiểm tra và đảm bảo khách hàng có đủ chứng khoán cho vay hợp lệ theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
5. Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thanh toán để quản lý tài sản thế chấp bằng tiền (trong trường hợp thực hiện vay chứng khoán) và phải có đầy đủ tài sản thế chấp đủ điều kiện để đảm bảo khoản vay theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Quy chế này.
6. Tuân thủ các quy định của pháp luật và của VSD liên quan đến hoạt động vay và cho vay chứng khoán.
Như vậy, trong trường hợp mắc lỗi giao dịch do nhập sai lệnh dẫn đến thiếu chứng khoán, mất khả năng thanh toán thì thành viên lưu ký cho thể thực hiện vay chứng khoán trên hệ thống SBL cho chính mình.
Thành viên lưu ký có thể vay chứng khoán trên hệ thống SBL cho chính mình hay không? (Hình từ Internet)
Bên vay chứng khoán khi gửi yêu cầu vào hệ thống SBL thì cần đảm bảo yêu cầu có đủ những nội dung nào?
Căn cứ Điều 17 Quy chế tổ chức hoạt động vay và cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định về nội dung của yêu cầu vay chứng khoán khi nhập vào hệ thông SBL như sau:
Phương thức thỏa thuận vay/cho vay trên hệ thống SBL
1. Các bên vay và cho vay được thực hiện giao dịch vay và cho vay theo phương thức thỏa thuận trực tiếp hoặc thỏa thuận qua hệ thống. Thỏa thuận vay và cho vay chỉ có hiệu lực khi được xác lập trên hệ thống SBL tại VSD.
2. Yêu cầu vay khi đăng nhập vào hệ thống SBL phải có đầy đủ các thông tin sau:
a. Loại yêu cầu: vay/cho vay;
b. Tên bên vay, bên cho vay và TVLK đại diện cho bên cho vay;
c. Số hiệu tài khoản giao dịch chứng khoán của bên vay và bên cho vay;
d. Loại hợp đồng vay và cho vay (vay hỗ trợ thanh toán cho TVLK/vay lập quỹ hoặc hoán đổi quỹ ETF/vay TPCP để thanh toán chuyển giao tài sản cơ sở/ vay công cụ nợ của nhà tạo lập thị trường);
đ. Thời gian của hợp đồng vay/cho vay;
e. Mã chứng khoán và số lượng chứng khoán vay/cho vay;
f. Mức lãi suất vay/cho vay;
g. Loại và số lượng tài sản thế chấp.
3. Đơn vị yết lãi suất là 0,01%/năm đối với thỏa thuận vay trái phiếu và 0,1%/năm với thỏa thuận vay/cho vay cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.
4. Hệ thống SBL không giới hạn số lượng chứng khoán vay/cho vay. Số lượng chứng khoán vay của bên vay phải thuộc phạm vi số lượng chứng khoán được phép vay theo quy định.
...
Như vậy, người có yêu cầu vay chứng khoán khi nhập thông tin vào hệ thống SBL cần đảm bảo yêu cầu đủ các nội dung như:
- Loại yêu cầu: vay/cho vay;
- Tên bên vay, bên cho vay và TVLK đại diện cho bên cho vay;
- Số hiệu tài khoản giao dịch chứng khoán của bên vay và bên cho vay;
- Loại hợp đồng vay và cho vay (vay hỗ trợ thanh toán cho TVLK/vay lập quỹ hoặc hoán đổi quỹ ETF/vay TPCP để thanh toán chuyển giao tài sản cơ sở/ vay công cụ nợ của nhà tạo lập thị trường);
- Thời gian của hợp đồng vay/cho vay;
- Mã chứng khoán và số lượng chứng khoán vay/cho vay;
- Mức lãi suất vay/cho vay;
- Loại và số lượng tài sản thế chấp.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thành viên lưu ký có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn dự thi cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam đổi tên mấy lần? Nhà nước có Chính sách về quốc phòng như thế nào?
- Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Có được thực hiện thông qua hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc?