Thắt ống dẫn tinh là gì? Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản khi thắt ống dẫn tinh?
- Thắt ống dẫn tinh là gì? Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản khi thắt ống dẫn tinh?
- Người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bao lâu?
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh gồm những gì?
Thắt ống dẫn tinh là gì? Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản khi thắt ống dẫn tinh?
Ống dẫn tinh là một phần quan trọng của bộ phận sinh dục nam được cấu tạo từ nhiều lớp niêm mạc và lớp cơ vòng trong với chiều dài từ 30 tới 40cm và dày chỉ 3mm.
Thắt ống dẫn tinh (triệt sản nam) là một thủ thuật được dùng để ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào âm đạo, tránh quá trình thụ thai xảy ra khi quan hệ tình dục.
Đây là phương pháp phổ biến và tỷ lệ thành công cao. Thắt ống dẫn tinh thường không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống tình dục của nam giới.
Vì vậy, đây là một trong những lựa chọn của những cặp vợ chồng nếu không muốn sinh thêm con, cũng là hành động nhằm chia sẻ những biện pháp tránh thai đối với phụ nữ.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Từ quy định trên có thể thấy khi người lao động thực hiện biện pháp triệt sản thì được hưởng chế độ thai sản.
Ngoài ra, pháp luật cũng không có yêu cầu người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì mới được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp triệt sản.
Như vậy, khi người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh thì được hưởng chế độ thai sản mà không phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.
Thắt ống dẫn tinh là gì? Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản khi thắt ống dẫn tinh? (Hình từ Internet)
Người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bao lâu?
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai được quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, khi người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa là 15 ngày.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh gồm những gì?
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh được quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
...
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi người lao động thực hiện biện pháp thắt ống dẫn tinh là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú; bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ thai sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?