Thế nào là hàng hóa xuất nhập khẩu tương tự? Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Thế nào là hàng hóa xuất nhập khẩu?
Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 2 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam, quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
- Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.
Hàng hóa xuất nhập khẩu tương tự?
Hàng hóa xuất nhập khẩu tương tự?
Về hàng hóa xuất khẩu tương tự được quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC, hàng hóa xuất khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
- Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
- Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
- Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia;
- Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền.
Về hàng hóa nhập khẩu tương tự được quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC, hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
- Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
- Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
- Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia;
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Những hàng hóa nhập khẩu không được coi là tương tự, nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán.
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, được quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC, cụ thể như sau:
* Nguyên tắc:
- Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.
- Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
- Nguyên tắc phân bổ:
Các khoản chi phí nêu tại khoản 2 Điều này được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau:
+ Theo giá bán của từng loại hàng hóa;
+ Theo trọng lượng hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa.
* Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
- Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
- Cách thức xác định:
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:
++ Nếu địa điểm giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;
++ Nếu địa điểm giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:
+++ Phí vận tải nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho, bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;
+++ Phí bảo hiểm của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);
+++ Chi phí khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có).
- Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;
+ Chứng từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất (nếu có);
+ Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).
Về nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC), cụ thể như sau:
- Nguyên tắc:
+ Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
+ Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
+ Việc xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng được.
- Các phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
+ Phương pháp trị giá khấu trừ;
+ Phương pháp trị giá tính toán;
+ Phương pháp suy luận.
Lê Diễm Phúc
- khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Điều 49 Luật Việc làm 2013
- Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH
- Chương III Nghị định 134/2015/NĐ-CP
- Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019
- Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Điều 76 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất nhập khẩu tương tự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?