Thế nào là nợ xấu? Bị vướng nợ xấu thì bao giờ được xóa lịch sử nợ xấu và có được vay tiền tại ngân hàng không?
Thế nào là nợ xấu? Cách kiểm tra nợ xấu?
Hiện nay, chưa có định nghĩa cụ thể về nợ xấu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm nợ xấu thông dụng nhất mà mọi người có thể hiểu đó là:
Nợ xấu là khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán trong một khoản thời gian nhất định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ, theo đó:
Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại nợ theo đó, các nhóm nợ 3, 4, và 5 được quy định như sau:
Nợ xấu không chỉ áp dụng với những bạn đã từng vay vốn mà còn áp dụng với những ai không vay vốn bởi hiện nay thông tin cá nhân của bạn có thể được người khác dùng để vay nợ. Vậy nên trước khi đi vay vốn mọi người nên kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình để không mất thời gian làm thủ tục ở nhiều ngân hàng thông qua các cách sau:
Cách 1: Nhờ nhân viên ngân hàng kiểm tra: Cách này khả quan với bạn nào có người quen, người thân làm ở ngân hàng mới kiểm tra được hoặc bạn đi vay vốn ngân hàng mới được kiểm tra bởi không nhân viên ngân hàng nào rảnh rỗi để đi kiểm tra.
Cách 2: Nhờ nhân viên tài chính kiểm tra: Nhưng chỉ có nhân viên làm ở công ty tài chính lớn mới kiểm tra được trên CIC, tuy nhiên mọi người sẽ mất phí kiểm tra lịch sử nợ xấu
Cách 3: Kiểm tra trực tiếp trên hệ thống CIC, mọi người có thể tải app CIC về điện thoại hoặc đăng ký tài khoản trên website của CIC sau đó dùng tài khoản đó để kiểm tra. Tuy nhiên đối với cá nhân kiểm tra mọi người chỉ kiểm tra được thông tin sơ bộ ở hiện tại còn các nắm về trước không thể tra được.
Bị vướng nợ xấu khi nào thì được xóa lịch sử nợ xấu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng như sau:
Hạn chế khai thác thông tin tín dụng
1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo đó, thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng được lưu giữ trong thời gian tối đa 05 năm trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC. Do đó, lịch sử tín dụng về nợ xấu sẽ được CIC xóa kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực tức là ngày bạn tất toán khoản vay.
Thế nào là nợ xấu? Bị vướng nợ xấu thì bao giờ được xóa lịch sử nợ xấu và có được vay tiền tại ngân hàng không? (Hình từ internet)
Bị vướng nợ xấu có vay tiền ngân hàng được không?
Ngoài 03 nhóm nợ xấu thuộc nhóm 3,4, 5 nêu trên thì còn có 2 nhóm nợ xấu khác là nhóm 1 và nhóm 2:
- Nợ nhóm 1: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn.
- Nợ nhóm 2: Đây là nhóm nợ cần chú ý gồm nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày; nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Trong trường hợp khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không xét duyệt vay vốn. Bởi vì khả năng thu hồi nợ của các nhóm nợ xấu này là rất thấp và có khả năng mất vốn cao.
Nhóm nợ 1 và nhóm nợ 2 là hai nhóm nợ vẫn còn có khả năng thu hồi được do đó, tùy thuộc vào từng ngân hàng sẽ cân nhắc và xét duyệt cho 2 nhóm nợ xấu này vay.
Như vậy, khi tiến hành xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng nợ xấu trên hệ thông CIC và đánh giá khả năng hoàn trả. Nhóm 1, 2 vẫn có thể vay vốn, nhóm nợ xấu 3, 4, 5 thì khả năng để được vay vốn gần như bằng không.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nợ xấu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?