Thế nào là phương thức biểu đạt? Có mấy loại phương thức biểu đạt? Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?

Thế nào là phương thức biểu đạt? Có mấy loại phương thức biểu đạt? Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy? Viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật là yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ của cấp THPT?

Thế nào là phương thức biểu đạt?

Phương thức biểu đạt là cách thức để người viết truyền đạt thông tin, thông điệp của mình đến người khác. Qua phương thức biểu đạt, người viết có thể bày tỏ, thể hiện tình cảm, tâm tư và suy nghĩ của mình với người đọc tác phẩm.

Có 6 phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:

- Tự sự: Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

- Miêu tả: Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

- Biểu cảm: Là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ (biểu) ra với một hay nhiều người khác. Phương thức biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

- Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

- Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

- Hành chính – công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lý (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo

Phương thức biểu đạt là gì? Có mấy loại phương thức biểu đạt? Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?

Phương thức biểu đạt là gì? Có mấy loại phương thức biểu đạt? Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy? (Hình từ Internet)

Viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật là yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ của cấp THPT?

Căn cứ tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
2.1. Yêu cầu cần đạt ở cấp tiểu học
...
2.3. Yêu cầu cần đạt ở cấp trung học phổ thông
a) Năng lực ngôn ngữ
Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu).
Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản. Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân.
Từ lớp 10 đến lớp 12: viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có chủ kiến về một vấn đề xã hội.
Viết được văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp; văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn; văn bản thuyết minh viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu đúng quy ước; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
Bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính.
Biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận.
...

Theo đó, từ lớp 10 đến lớp 12 việc viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có chủ kiến về một vấn đề xã hội là yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ của cấp THPT.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Và theo Mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
...

Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp 1 đến lớp 12 năm học 2024-2025.

Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông

Phạm Thị Thục Quyên

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình giáo dục phổ thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mở bài chung cho nghị luận xã hội chọn lọc? Cách mở bài nghị luận xã hội 200 chữ? Đổi mới đánh giá học sinh trong môn Văn ra sao?
Pháp luật
Nội dung kiến thức về phản ứng oxi hóa khử ở môn Hóa học lớp 10 cần nắm theo quy định pháp luật là gì?
Pháp luật
Tháng 11 tiếng Anh là gì? Tháng 11 tiếng Anh viết tắt thế nào? Lời chúc tháng 11 ý nghĩa thế nào?
Pháp luật
Đề kiểm tra giữa kì 1 sử 11 có đáp án năm học 2024 2025? Ma trận kiểm tra giữa kì 1 sử 11 năm học 2024 2025 tham khảo?
Pháp luật
Đề kiểm tra giữa kì 1 Vật lý 11 có đáp án năm học 2024 2025? Đề thi giữa kì 1 Lý 11 Chương trình mới kèm đáp án tham khảo?
Pháp luật
Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 kèm đáp án tham khảo?
Pháp luật
Đề thi Lịch sử lớp 9 giữa học kì 1 có đáp án năm học 2024 2025? Đề cương sử 9 giữa học kì 1 kèm đáp án 2024 2025 tham khảo?
Pháp luật
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội? Đoạn văn nghị luận xã hội về tình bạn chọn lọc hay nhất thế nào?
Pháp luật
Câu chủ đề là gì? Ví dụ câu chủ đề? Cách xác định câu chủ đề theo chương trình Ngữ văn hiện nay?
Pháp luật
Viết đoạn văn 5 7 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi con người? Yêu cầu cần đạt đối với môn ngữ văn cấp 2?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào