Thiệt hại khi huy động lực lượng dự bị động viên để phòng chống thiên tai có thể dùng ngân sách nhà nước để chi hay không?
- Khi huy động lực lượng dự bị động viên Ủy ban nhân dân tỉnh có thể sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước không?
- Thiệt hại khi huy động lực lượng dự bị động viên để phòng chống thiên tai có thể dùng ngân sách nhà nước để chi hay không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm gì khi huy động lực lượng dự bị động viên?
Khi huy động lực lượng dự bị động viên Ủy ban nhân dân tỉnh có thể sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước không?
Căn cứ Điều 33 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về nguồn kình phí sử dụng cho việc huy động lực lượng dự bị động viên như sau:
Nguồn kinh phí
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Nghị định 79/2020/NĐ-CP cũng quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều 5 Nghị định này; bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định này trong thời gian huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đối với đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương.
Như vậy, các chi phí dùng cho việc huy động lực lượng dự bị động viên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lấy kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi trả.
Thiệt hại khi huy động lực lượng dự bị động viên để phòng chống thiên tai có thể dùng ngân sách nhà nước để chi hay không?
Căn cứ Điều 34 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về nội dung chi cho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên như sau:
Nội dung chi cho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên:
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chi cho các công việc sau đây:
a) Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;
b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động Viên thuộc bộ đội địa phương và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;
c) Bảo đảm trang bị, phương tiện cho chỉ huy động viên; bảo đảm thao trường, bãi tập, doanh trại phục vụ huấn luyện đơn vị dự bị động viên, xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc bộ đội địa phương;
d) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;
đ) Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹ thuật dự bị và các chi phí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động phục vụ, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
e) Huy động, bàn giao đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;
g) Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
h) Trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị trong thời gian quân phân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;
i) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luật này;
k) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
...
Theo đó, khi huy động lực lượng dự bị động viên để phòng chống thiên tai gây thiệt hại đối với phương tiện kỹ thuật dự bị thì có thể sử dụng ngân sách nhà nước để chi trả.
Thiệt hại khi huy động lực lượng dự bị động viên để phòng chống thiên tai có thể dùng ngân sách nhà nước để chi hay không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm gì khi huy động lực lượng dự bị động viên?
Căn cứ Điều 38 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định ngân sách bảo đảm cho việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương;
b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ở địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị Quân đội nhân dân thực hiện xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
Từ quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi thực hiện huy động lực lượng dự bị động viên thì phải có trách nhiệm:
- Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ở địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị Quân đội nhân dân thực hiện xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lực lượng dự bị động viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?