Trường hợp nào được huy động lực lượng dự bị động viên? Huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ như thế nào?
Lực lượng dự bị động viên là gì? Trường hợp nào được huy động lực lượng dự bị động viên?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 định nghĩa về lực lượng dự bị động viên như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, Điều 24 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên như sau:
Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên
1. Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.
2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật.
3. Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.
4. Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.
Như vậy, có 04 trường hợp được huy động lực lượng dự bị động viên nêu trên.
Trường hợp nào được huy động lực lượng dự bị động viên? (Hình từ Internet)
Huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ theo quy trình như thế nào?
Căn cứ vào Điều 25 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về việc huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ theo quy trình như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị huy động ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh huy động đơn vị dự bị động viên ở từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lệnh huy động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:
+ Người có thẩm quyền theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự quyết định gọi quân nhân dự bị nhập ngũ;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trong đơn vị dự bị động viên do cơ quan mình xây dựng;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị ở địa phương; trường hợp đơn vị Quân đội nhân dân không có người vận hành, điều khiển thì được quyết định huy động người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc huy động phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.
Thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên như thế nào?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên như sau:
Thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên
1. Quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên phải thông báo đúng thời hạn, chính xác. Việc thông báo được tiến hành theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở và từ Bộ Quốc phòng đến cơ quan quân sự các cấp, đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Trách nhiệm thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:
a) Bộ Tổng Tham mưu thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và chỉ đạo việc thông báo lệnh huy động đến cơ quan quân sự địa phương, đơn vị cơ sở của Quân đội nhân dân;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ đến đơn vị thuộc quyền và chỉ đạo việc thông báo quyết định huy động đến đơn vị cơ sở;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến cơ quan, đơn vị thuộc quyền, các đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh và lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp có thẩm quyền đến cơ quan quân sự cấp huyện;
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo quyết định huy động quân nhân dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cơ quan quân sự cấp huyện thông báo quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và thông báo lệnh gọi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển lệnh gọi nhập ngũ của cấp trên đến từng quân nhân dự bị, quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến từng chủ phương tiện kỹ thuật dự bị;
e) Cơ quan quân sự địa phương và đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có nhiệm vụ giao nhận lực lượng dự bị động viên phải thông báo cho nhau về việc giao nhận lực lượng dự bị động viên.
3. Thời hạn hoàn thành thông báo quyết định huy động và lệnh huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị được xác định trong kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên.
Quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên phải thông báo đúng thời hạn, chính xác. Việc thông báo được tiến hành theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở và từ Bộ Quốc phòng đến cơ quan quân sự các cấp, đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân.
Trách nhiệm thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên được quy định tại khoản 2 nêu trên.
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lực lượng dự bị động viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?