Thiếu trách nhiệm làm mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý là hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ đúng không?
- Thiếu trách nhiệm làm mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý là hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ đúng không?
- Xử lý hành vi thiếu trách nhiệm làm mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý trong công tác cán bộ như thế nào?
- Cán bộ tham mưu có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ?
Thiếu trách nhiệm làm mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý là hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ đúng không?
Hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định tại Điều 5 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 gồm nhứng hành vi sau:
- Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian, đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự.
- Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý.
- Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được xem xét, thực hiện quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ.
- Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ, nhất là lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực.
- Trực tiếp, thông qua người khác, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác cán bộ.
Như vậy, hành vi thiếu trách nhiệm làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý là một trong các hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ.
Hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ (Hình từ Internet)
Xử lý hành vi thiếu trách nhiệm làm mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý trong công tác cán bộ như thế nào?
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Theo quy định trên, trong công tác cán bộ, cán bộ có hành vi thiếu trách nhiệm làm mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp bị khiển trách, bị cảnh cáo, bị cách chức, bị khai trừ ra khỏi Đảng cụ thể trên.
Nếu hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ, cụ thể là hành vi thiếu trách nhiệm làm mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Cán bộ tham mưu có trách nhiệm gì trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ?
Cán bộ tham mưu có trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ theo quy định tại Điều 10 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
- Nắm vững, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; tình hình và yêu cầu về cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi.
Bảo đảm khách quan, công tâm, trung thực, chính xác, thận trọng, chặt chẽ trong tham mưu, đề xuất về công tác cán bộ.
Không tham mưu, đề xuất bố trí cán bộ vi phạm Khoản 5, Điều 6 Quy định này.
- Chịu trách nhiệm về đề xuất của mình và thẩm định hồ sơ nhân sự kịp thời, đầy đủ, chính xác. Báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền về nhân sự và phương án nhân sự thuộc địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi.
- Kịp thời phát hiện, báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền những dấu hiệu tiêu cực, sai phạm trong công tác cán bộ ở địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi và kiến nghị việc xử lý.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công tác cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?