Thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản có tổng công suất máy chính 350 CV phải bố trí bao nhiêu thợ máy?
- Thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có tổng công suất máy chính 350 CV phải bố trí bao nhiêu thợ máy?
- Thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản hoạt động dưới sự quản lý của ai?
- Thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
Thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có tổng công suất máy chính 350 CV phải bố trí bao nhiêu thợ máy?
Theo Điều 30 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy dưới 1.000 CV
1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên
Căn cứ theo công suất máy chính của tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản quy định phân nhóm tàu như sau:
a) Nhóm IV: Tàu có công suất máy chính dưới 150 CV;
b) Nhóm III: Tàu có công suất máy chính từ 150 CV đến dưới 500 CV;
c) Nhóm II: Tàu có công suất máy chính từ 500 CV đến dưới 750 CV;
d) Nhóm I: Tàu có công suất máy chính từ 750 CV đến dưới 1.000 CV.
2. Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất dưới 1000(CV) được quy định như sau:
Trong hệ thống tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản, tàu có tổng công suất máy chính 350 CV thuộc nhóm tàu thứ 2, cụ thể nhóm tàu thứ 2 có công suất máy chính từ 150 CV đến dưới 500 CV.
Theo đó, đối với tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có tổng công suất máy chính 350 CV phải được bố trí 2 chức danh thợ máy.
Hoạt động thủy sản (Hình từ Internet)
Thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản hoạt động dưới sự quản lý của ai?
Theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thợ máy
1. Chức trách:
a) Thợ máy chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của máy phó hai, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, máy trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;
b) Thợ máy có trách nhiệm khai thác công suất của máy, thiết bị đạt hiệu quả cao và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật.
...
Theo đó, thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản hoạt động dưới sự quản lý, điều hành trực tiếp của máy phó hai.
(Máy phó là một trong những chức danh thuyền viên tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản gồm chức danh máy phó nhất và máy phó hai).
Thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 25 Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thợ máy
...
2. Nhiệm vụ:
a) Chuẩn bị, kiểm tra máy, thiết bị được giao phụ trách trước mỗi chuyến đi biển và trong quá trình vận hành máy;
b) Khi tàu hành trình, theo hướng dẫn của máy trưởng và phụ trách máy trực ca tiến hành vận hành, theo dõi các máy, thiết bị ở buồng máy theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật;
c) Ghi chép kịp thời các thông số vào sổ nhật ký vận hành máy (kể cả sự cố và diễn biến khác xảy ra) theo quy định của pháp luật về hàng hải;
d) Nhanh chóng khắc phục, sửa chữa những hư hỏng về máy, hệ thống bơm nước và thiết bị điện đơn giản theo hướng dẫn của máy phó trực ca;
đ) Giúp máy trưởng xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ các máy, thiết bị được giao sử dụng trên tàu; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các máy, thiết bị được sửa chữa;
e) Trực ca theo sự phân công của máy trưởng;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của máy trưởng.
Theo đó, thợ máy tàu thực hiện hoạt động thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Chuẩn bị, kiểm tra máy, thiết bị được giao phụ trách trước mỗi chuyến đi biển và trong quá trình vận hành máy;
- Khi tàu hành trình, theo hướng dẫn của máy trưởng và phụ trách máy trực ca tiến hành vận hành, theo dõi các máy, thiết bị ở buồng máy theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật;
- Ghi chép kịp thời các thông số vào sổ nhật ký vận hành máy (kể cả sự cố và diễn biến khác xảy ra) theo quy định của pháp luật về hàng hải;
- Nhanh chóng khắc phục, sửa chữa những hư hỏng về máy, hệ thống bơm nước và thiết bị điện đơn giản theo hướng dẫn của máy phó trực ca;
- Giúp máy trưởng xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ các máy, thiết bị được giao sử dụng trên tàu; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các máy, thiết bị được sửa chữa;
- Trực ca theo sự phân công của máy trưởng;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của máy trưởng.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thợ máy tàu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?