Thỏa thuận chuyển tài sản riêng vợ chồng vào tài sản chung thì có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
- Chế độ tài sản vợ chồng được quy định ra sao?
- Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào?
- Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm gì?
- Thỏa thuận chuyển tài sản riêng vợ chồng vào tài sản chung trong hôn nhân thì có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Chế độ tài sản vợ chồng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
"Điều 28. Áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này.
2. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.
3. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng."
Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
"Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn."
Bên cạnh đó, theo Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thêm về trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu như sau:
- Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan;
+ Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này;
+ Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình.
- Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn khoản 1 Điều này.
Thỏa thuận chuyển tài sản riêng vợ chồng vào tài sản chung trong hôn nhân
Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm gì?
Căn cứ Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
- Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
+ Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
+ Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
+ Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
+ Nội dung khác có liên quan.
- Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.
Và các bên có thể sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 49 Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 49. Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.
2. Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này."
Thỏa thuận chuyển tài sản riêng vợ chồng vào tài sản chung trong hôn nhân thì có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Căn cứ Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:
- Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
- Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
- Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, vợ chồng bạn đã thống nhất với nhau về việc nhập tài sản riêng của cả hai vào khối tài sản chung trong hôn nhân thì không bắt buộc phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản đó là bất động sản hoặc pháp luật có quy định khác thì bắt buộc phải lập thành văn bản.
Phùng Thị Hường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản của vợ chồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?