Thỏa thuận không thành giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu thì có cần thẩm định lại giá khởi điểm đó hay không?
- Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm thì có cần thẩm định lại giá khởi điểm đó hay không?
- Doanh nghiệp nào có thẩm quyền thẩm định giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu?
- Giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu được xác định như thế nào dựa trên kết quả thẩm định giá?
Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm thì có cần thẩm định lại giá khởi điểm đó hay không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 61/2017/NĐ-CP có quy định những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảo của khoản nợ xấu như sau:
"Điều 4. Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.
2. Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.
3. Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm."
Như vậy, trong trường hợp công ty quản lý tài sản và bên bảo đảm về giá khởi điểm không thỏa thuận được với nhau về giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu thì cần tiến hành thẩm định lại giá khởi điểm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thẩm định giá khởi điểm của tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nào có thẩm quyền thẩm định giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu?
Tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 61/2017/NĐ-CP có quy định về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
"Điều 5. Lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
[...]
3. Lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Công ty Quản lý tài sản thỏa thuận với bên bảo đảm về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Trường hợp không thỏa thuận được với bên bảo đảm về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá, Công ty Quản lý tài sản thông báo công khai về việc thuê doanh nghiệp thẩm định giá ít nhất 07 ngày làm việc trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trang thông tin điện tử của Công ty Quản lý tài sản để các doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký tham gia. Công ty Quản lý tài sản quyết định lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá theo các nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều này."
Theo đó, công ty quản lý tài sản thỏa thuận với bên bảo đảm về việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá. Trường hợp không thỏa thuận được sẽ chọn ra từ những doanh nghiệp thẩm định giá đăng ký tham gia trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giá khởi điểm của tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu được xác định như thế nào dựa trên kết quả thẩm định giá?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 61/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 7. Sử dụng kết quả thẩm định giá để xác định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
1. Trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 4 Nghị định này, Công ty Quản lý tài sản quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi bán đấu giá lần đầu theo nguyên tắc giá khởi điểm không thấp hơn giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo kết quả thẩm định giá.
2. Trường hợp bán đấu giá khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại khoản 1 Điều này không thành:
a) Đối với bán đấu giá khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường, Công ty Quản lý tài sản quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Trường hợp Công ty Quản lý tài sản quyết định giảm giá khởi điểm, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó;
b) Đối với bán đấu giá khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt, trong trường hợp tiếp tục bán đấu giá, Công ty Quản lý tài sản thỏa thuận lại với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tiếp tục bán đấu giá mà không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ, Công ty Quản lý tài sản quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Trường hợp Công ty Quản lý tài sản quyết định giảm giá khởi điểm, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó;
c) Đối với bán đấu giá tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, trong trường hợp tiếp tục bán đấu giá, Công ty Quản lý tài sản thỏa thuận lại với bên bảo đảm về giá khởi điểm của tài sản bảo đảm. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tiếp tục bán đấu giá mà không thỏa thuận được với bên bảo đảm, Công ty Quản lý tài sản quyết định giá khởi điểm của tài sản bảo đảm. Trường hợp Công ty Quản lý tài sản quyết định giảm giá khởi điểm, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những trường hợp cần thẩm định lại giá khởi điểm đối với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu. Việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá khởi điểm cũng như xác định giá khởi điểm dựa trên kết quả thẩm định giá cũng được quy định cụ thể như trên.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giá khởi điểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?