Thời điểm chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm để thực hiện xếp loại làm căn cứ lập quỹ doanh nghiệp thì cần xử lý thế nào?
- Để chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì doanh nghiệp cổ phần hóa cần thực hiện công tác gì?
- Thời điểm chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm để thực hiện xếp loại làm căn cứ lập quỹ doanh nghiệp thì cần xử lý thế nào?
- Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần thì doanh nghiệp cổ phần hóa cần thực hiện những công việc nào?
Để chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì doanh nghiệp cổ phần hóa cần thực hiện công tác gì?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định về đại hội đồng cổ đông và đăng ký doanh nghiệp lần đầu như sau:
Đại hội đồng cổ đông và đăng ký doanh nghiệp lần đầu
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm: quyết định chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có) và Điều lệ công ty cổ phần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.
Như vậy, doanh nghiệp cổ phần hóa cần tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển thành công ty cổ phần và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm:
- Quyết định chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa;
- Quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có);
- Điều lệ công ty cổ phần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.
Công ty cổ phần (Hình từ Internet)
Thời điểm chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm để thực hiện xếp loại làm căn cứ lập quỹ doanh nghiệp thì cần xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 126/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về việc lập quỹ doanh nghiệp như sau:
Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần
...
2. Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa lập báo cáo tài chính theo chế độ tài chính quy định đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ làm cơ sở để thực hiện chuyển giao từ doanh nghiệp cổ phần hóa cho công ty cổ phần, trong đó:
...
đ) Việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trường hợp thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên không thực hiện được việc xếp loại doanh nghiệp làm căn cứ để trích lập các quỹ của doanh nghiệp; doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện trích lập Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên và hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tại thời điểm này theo nguyên tắc sau:
- Căn cứ vào kết quả xếp loại doanh nghiệp của năm trước gần nhất với thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
- Căn cứ nguồn lợi nhuận theo chế độ quy định được sử dụng để trích lập, phân phối các quỹ của doanh nghiệp.
- Mức trích các quỹ bằng mức trích theo chế độ phân phối lợi nhuận quy định đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chia 12, nhân với số tháng tính từ đầu năm đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
...
Như vậy, trường hợp thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên không thực hiện được việc xếp loại doanh nghiệp làm căn cứ để trích lập các quỹ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cổ phần hóa cần thực hiện trích lập Quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên và hai quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo quy định nêu trên.
Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần thì doanh nghiệp cổ phần hóa cần thực hiện những công việc nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 16 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định về việc cần thực hiện khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần như sau:
Xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần
...
3. Trong thời gian 90 ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành các công việc sau:
a) Lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu;
b) Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước với cơ quan thuế;
d) Sau khi hoàn thành các quy định tại điểm a, b và c khoản này, doanh nghiệp cổ phần hóa đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa theo quy định.
...
Theo quy định trên thì trong thời gian 90 ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành các công việc Lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu; thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính;...và các công việc khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công ty cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?