Thời điểm công bố di chúc là khi nào? Ai là người công bố di chúc theo quy định của pháp luật hiện hành?
Thời điểm công bố di chúc là khi nào?
Về thời điểm có hiệu lực của di chúc, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:
Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Đồng thời, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc gửi giữ di chúc như sau:
Gửi giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Như vậy, sau khi người lập di chúc chết, người đang giữ di chúc phải giao di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc.
Tuy nhiên, việc công bố này không bắt buộc phải cùng thời điểm với thời điểm mở thừa kế.
Ngoài ra, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Thời điểm công bố di chúc là khi nào? (Hình từ Internet)
Ai là người công bố di chúc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015, người công bố di chúc được quy định như sau:
- Đối với di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
- Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc;
- Trường hợp người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
Hay nói cách khác, tùy vào việc di chúc có cử người công bố không hoặc người lập di chúc gửi di chúc tại đâu mà có thể xác định người công bố di chúc.
Một số những lưu ý:
- Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
- Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
- Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
- Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì:
+ Những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc.
+ Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.
Mức phí đối với công chứng di chúc và công chứng văn bản từ chối nhận di sản là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:
TT | Loại việc | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp | 40 nghìn |
2 | Công chứng hợp đồng bảo lãnh | 100 nghìn |
3 | Công chứng hợp đồng ủy quyền | 50 nghìn |
4 | Công chứng giấy ủy quyền | 20 nghìn |
5 | Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) | 40 nghìn |
6 | Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch | 25 nghìn |
7 | Công chứng di chúc | 50 nghìn |
8 | Công chứng văn bản từ chối nhận di sản | 20 nghìn |
9 | Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác | 40 nghìn |
Như vậy, phí công chứng di chúc là 50.000 đồng;
Phí công chứng văn bản từ chối nhận di sản là 20.000 đồng.
Ngoài ra, mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di chúc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?