Thời hạn giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ tối đa bao lâu? Giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện ra sao?
Thời gian giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ tối đa bao lâu? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN quy định như sau:
Thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc triển khai thực hiện giám định như sau:
a) Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau: căn cứ thực hiện giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này; thời gian dự kiến hoàn thành giám định; các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, ngoài những nội dung trên, đề cương giám định của tổ chức phải bao gồm danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định;
b) Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu, yêu cầu giám định về việc khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định;
d) Thực hiện giám định;
đ) Xây dựng kết luận giám định theo hướng dẫn tại Thông tư này.
…
Theo đó, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc triển khai thực hiện giám định như sau:
- Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau:
+ Căn cứ thực hiện giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN, cụ thể:
Căn cứ thực hiện giám định tư pháp, chi phí và chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ
1. Căn cứ thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ:
a) Tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ;
b) Yêu cầu kỹ thuật đo lường;
c) Quy định pháp luật về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
d) Quy định pháp luật về lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
đ) Quy định pháp luật về lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
e) Các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung cần giám định
+ Thời gian dự kiến hoàn thành giám định;
+ Các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, ngoài những nội dung trên, đề cương giám định của tổ chức phải bao gồm danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định;
- Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu, yêu cầu giám định về việc khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định;
- Thực hiện giám định;
- Xây dựng kết luận giám định theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Thời hạn giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ tối đa bao lâu?
Theo Điều 15 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN quy định như sau:
Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định các thiết bị, máy móc, công nghệ mới, phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa theo quy định tại khoản này.
Giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
- Thời hạn giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ tối đa là 03 tháng
- Trường hợp vụ việc giám định các thiết bị, máy móc, công nghệ mới, phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 64 tháng
- Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa theo quy định tại khoản này.
- Giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
- Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giảm định không thể hoàn thành đúng thời hạn thi cá nhân, tổ chức thực hiện giảm định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Như vậy, thời hạn quy định giám định tư pháp trong các hoạt động khoa học và công nghệ thời hạn tối đa là 03 tháng, trong các trường hợp khác là 64 tháng.
Giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo Điều 17 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN quy định như sau:
Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp.
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
3. Hồ sơ giám định tư pháp của người thực hiện giám định được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy chế công tác lưu trữ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức tại địa phương nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ.
Theo đó, hồ sơ giám định tư pháp bao gồm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012, cụ thể:
Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
- Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khỉ có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng
- Hồ sơ giám định tư pháp của người thực hiện giảm định được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy chế công tác lưu trữ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?