Thời hạn sử dụng và giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính theo quy định là bao lâu?
Quy định về giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì Chứng thực bản sao từ bản chính được hiểu là:
Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Về giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực từ bản chính, căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác,
Đây cũng là nội dung được trả lời tại Công văn 3574/BTP-HTQTCT năm 2022 của Bộ Tư pháp. Theo đó, Bộ Tư pháp nhận định rằng bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu khi chứng thực.
Trường hợp bản chính có sự thay đổi thông tin, nội dung thì bản sao đã được chứng thực trước đó không có giá trị sử dụng thay cho bản chính hiện tại.
Bên cạnh đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính, nếu pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thời hạn sử dụng và giá trị pháp lý của bản sao chứng thực từ bản chính theo quy định là là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực từ bản chính theo quy định là bao lâu?
Về thời hạn của bản sao, Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn, pháp luật chứng thực không quy định về thời hạn sử dụng bản sao chứng thực từ bản chính.
Như vậy, căn cứ vào nội dung đã phân tích bên trên về giá trị pháp lý của bản sao được chứng thực từ bản chính, có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu khi chứng thực. Thì thời hạn sử dụng của bản sao sẽ phụ thuộc vào thời hạn sử dụng của bản gốc.
Ví dụ, thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp, thông thường là 06 tháng hoặc 01 năm kể từ ngày cấp tùy trường hợp thì giá trị của bản sao Phiếu lý lịch tư pháp cũng có giá trị ngắn hạn như bản gốc nêu trên.
Còn ví dụ như đối với Bằng tốt nghiệp, về nguyên tắc loại văn bản này có giá trị vô thời hạn do đó bản sao bằng tốt nghiệp cũng có giá trị vô thời hạn, trừ trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ.
Bản gốc có sự thay đổi thì có cần đi chứng thực bản sao mới không? Chứng thực ở đâu, phí chứng thực bản sao từ bản chính năm 2022 là bao nhiêu?
Khi có nhu cầu sử dụng bản sao chứng thực từ bản chính, mà bản chính đã có sự thay đổi về nội dung. Thì người có nhu cầu cần sử dụng bản sao chứng thực mới theo đúng bản chính đã sửa đổi để đảm bảo giá trị pháp lý của các giao dịch, thủ tục cần thực hiện.
Về nơi chứng thực, căn cứ Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực, thì tùy thuộc vào loại giấy tờ mà người có nhu cầu có thể chọn đến một số cơ quan sau để chứng thực:
- Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;
- Phòng công chứng, Văn phòng công chứng
Về phí chứng thực, căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC, phí chứng thực bản sao từ bản chính hiện nay khi thực hiện chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tư pháp thuộc, Ủy ban nhân dân cấp huyện là 2.000 đồng/trang.
Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng thực bản sao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?