Việc sửa lỗi sai sót khi đánh máy trong hợp đồng giao dịch đã được chứng thực khi một trong các bên tham gia hợp đồng giao dịch chết được thực hiện thế nào?
- Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính là công việc gì?
- Khi một bên yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính giao dịch có cần được sự đồng ý của bên còn lại hay không?
- Việc sửa lỗi sai sót khi đánh máy trong hợp đồng giao dịch đã được chứng thực khi một trong các bên tham gia giao dịch chết được thực hiện thế nào?
Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính là công việc gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
...
Theo đó, cấp bản sao có chứng thực từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc sửa lỗi sai sót khi đánh máy trong hợp đồng giao dịch đã được chứng thực khi một trong các bên tham gia giao dịch chết được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Khi một bên yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính giao dịch có cần được sự đồng ý của bên còn lại hay không?
Theo Điều 40 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực như sau:
Cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
1. Cơ quan lưu trữ hợp đồng, giao dịch có trách nhiệm cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.
2. Người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính hợp đồng, giao dịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra.
3. Việc chứng thực bản sao từ bản chính hợp đồng, giao dịch quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 20 của Nghị định này.
Theo đó, cơ quan lưu trữ giao dịch có trách nhiệm cấp bản sao có chứng thực từ bản chính giao dịch đã được chứng thực theo yêu cầu của các bên tham gia giao dịch, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến giao dịch.
Và người yêu cầu cấp bản sao có chứng thực từ bản chính giao dịch chỉ cần xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra, không yêu cầu phải có sự đồng ý của bên còn lại trong giao dịch.
Việc sửa lỗi sai sót khi đánh máy trong hợp đồng giao dịch đã được chứng thực khi một trong các bên tham gia giao dịch chết được thực hiện thế nào?
Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực
1. Việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.
Theo đó, việc sửa lỗi sai sót khi đánh máy trong hợp đồng giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực giao dịch.
Như vậy, việc sửa chữa sai sót khi đánh máy trong hợp đồng giao dịch bắt buộc phải có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia giao dịch, nghĩa là các bên phải còn sống vào thời điểm yêu cầu.
Do đó, trường hợp các bên đã chết thì không thực hiện chứng thực đối với yêu cầu sửa lỗi trong hợp đồng giao dịch.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng thực bản sao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?