Thời hạn tạm quản hàng hóa sẽ là bao lâu? Tạm quản hàng hóa được kết thúc trong những trường hợp nào?
Điều kiện để tạm quản hàng hóa là gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện áp dụng tạm quản như sau:
Điều kiện áp dụng tạm quản
1. Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.
3. Người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.
Theo quy định trên, hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật.
Và hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng.
Đồng thời điều kiện để áp dụng tạm quản hàng hóa là người khai hải quan sử dụng sổ ATA còn hiệu lực và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.
Tạm quản hàng hóa (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm quản hàng hóa sẽ là bao lâu?
Theo Điều 6 Nghị định 64/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn tạm quản hàng hóa như sau:
Thời hạn tạm quản hàng hóa
1. Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm nhập và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
2. Thời hạn tạm xuất tái nhập hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm xuất và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
3. Trường hợp hàng hóa không thể tái xuất ra khỏi quốc gia hàng đến trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người khai hải quan thực hiện cấp sổ ATA thay thế theo quy định tại Điều 9 Nghị định này để gia hạn thời hạn tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.
4. Trường hợp hàng hóa không thể tái xuất đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này do bị tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, thì trong thời hạn tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chủ sổ không bị xử lý vi phạm về hành vi quá thời hạn tạm nhập nhưng không tái xuất.
Theo đó, thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm nhập và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế)
Và thời tạm xuất tái nhập hàng hóa tạm quản là 12 tháng kể từ ngày hàng hóa hoàn thành thủ tục tạm xuất và trong thời hạn sử dụng của sổ ATA (bao gồm cả thời hạn sử dụng của sổ ATA thay thế).
Tạm quản hàng hóa được kết thúc trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 64/2020/NĐ-CP về các trường hợp kết thúc tạm quản như sau:
Các trường hợp kết thúc tạm quản
1. Hàng hóa tạm quản đã hoàn thành thủ tục tái xuất (bao gồm trường hợp hoàn thành thủ tục tái xuất gửi kho ngoại quan, đưa vào khu phi thuế quan), tái nhập, bằng chứng tái nhập, tái xuất:
a) Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất là cuống được cơ quan hải quan Việt Nam xác nhận, đóng dấu và cuống phiếu tái xuất hoặc tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa tái xuất bằng tờ khai hải quan giấy;
b) Đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập là cuống và cuống phiếu tái nhập đã được cơ quan hải quan Việt Nam xác nhận, đóng dấu hoặc tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan đối với trường hợp hàng hóa tái nhập bằng tờ khai hải quan giấy.
2. Hàng hóa tạm quản không tái xuất hoặc tái nhập đã hoàn thành thủ tục thay đổi mục đích sử dụng (bao gồm cho, biếu, tặng), chuyên tiêu thụ nội địa.
3. Hàng hóa tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng được cơ quan chức năng xác nhận và đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
4. Hàng hóa tạm quản bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu theo quy định của pháp luật nước tạm quản.
Như vậy, tạm quản hàng hóa kết thúc khi hàng hóa tạm quản đã hoàn thành thủ tục tái xuất (bao gồm trường hợp hoàn thành thủ tục tái xuất gửi kho ngoại quan, đưa vào khu phi thuế quan), tái nhập, bằng chứng tái nhập, tái xuất.
Đồng thời tạm quản cũng kết thúc khi hàng hóa tạm quản không tái xuất hoặc tái nhập đã hoàn thành thủ tục thay đổi mục đích sử dụng (bao gồm cho, biếu, tặng), chuyên tiêu thụ nội địa. Hoạc hàng hóa tạm quản bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu theo quy định của pháp luật nước tạm quản.
Ngoài ra tạm quản hàng hóa sẽ kết thúc khi hàng hóa tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, hàng hóa bị hỏng, phá hỏng, hư hại nặng, mất mát toàn bộ do tai nạn hoặc rủi ro bất khả kháng được cơ quan chức năng xác nhận và đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm quản hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân có trình độ thế nào? Người có chứng chỉ này được thực hiện những nghiệp vụ nào?
- Mức trợ cấp tai nạn lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự? Mẫu giấy chứng nhận mới nhất hiện nay?
- Viết đoạn văn nghị luận về ý chí nghị lực chọn lọc hay nhất? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018 thế nào?
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là gì? Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị hạn chế khi nào?