Thời hạn xem xét thêm loài thủy sản vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là bao lâu?
- Tổ chức nhập khẩu giống thủy sản chỉ cần đáp ứng điều kiện thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam đúng không?
- Điều kiện nhập khẩu loài thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là gì?
- Thời hạn xem xét thêm loài thủy sản vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là bao lâu?
Tổ chức nhập khẩu giống thủy sản chỉ cần đáp ứng điều kiện thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam đúng không?
Căn cứ Điều 23 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quản lý giống thủy sản
1. Giống thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
b) Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
c) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng;
d) Được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản; quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
b) Hướng dẫn kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản; hướng dẫn cập nhật thông tin giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
Theo đó, ngoài điều kiện thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, loài thủy sản được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
(2) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng;
(3) Được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (hình từ Internet)
Điều kiện nhập khẩu loài thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 98 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu và quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân được phép xuất khẩu thủy sản sống trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc không đáp ứng điều kiện quy định trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối với nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
7. Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
Chiếu theo quy định này, tổ chức nhập khẩu loài thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam làm thực phẩm cần phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Thời hạn xem xét thêm loài thủy sản vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ khoản 7 Điều 26 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản
…
7. Công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Theo quy định này, tổng thời gian để xem xét thêm loài thủy sản vào Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam là 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủy sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?