06 nhóm giải pháp triển khai kế hoạch giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra là gì?
- Giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê tan vào năm 2030?
- 06 nhóm giải pháp triển khai kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra là gì?
- Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 gồm những nhiệm vụ nào?
Giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê tan vào năm 2030?
Căn cứ Mục I Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 569/QĐ-BTNMT năm 2023 thì mục tiêu của kế hoạch lần này được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra như sau:
Phân công nội dung, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và xác định danh mục các nhiệm vụ ưu tiên bảo đảm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2022 nhằm đạt được mục tiêu về giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 trong phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nỗ lực quốc gia giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức phát thải khí mê-tan năm 2020.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu về giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030, thực hiện nỗ lực quốc gia giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức phát thải khí mê-tan năm 2020.
06 nhóm giải pháp triển khai kế hoạch giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra là gì? (Hình từ Internet)
06 nhóm giải pháp triển khai kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra là gì?
Căn cứ Mục II Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định 569/QĐ-BTNMT năm 2023, 06 nhóm giải pháp triển khai kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 được Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra là:
(1) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch chi tiết giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải.
- Lồng ghép nội dung giảm phát thải khí mê-tan vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng và thực hiện quy định về kiểm kê khí mê-tan bậc cao nhất theo hướng dẫn của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu đối với các nguồn phát thải khí mê-tan chính.
- Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh, phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải; giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải.
- Xây dựng quy định pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý tín chỉ các-bon; hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thu được từ giảm phát thải khí mê-tan.
(2) Thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải
- Điều tra, đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải rắn, các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đang triển khai tại các địa phương.
- Xây dựng, hoàn thiện và tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn; cải tiến việc thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng, tái chế, xử lý và chôn lấp chất thải rắn.
- Hướng dẫn xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo quy định, phù hợp với đặc điểm các khu dân cư tập trung, đô thị, nông thôn.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện lựa chọn, áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải tiên tiến, hiện đại.
- Thực hiện kiểm tra và đánh giá hiệu quả việc hạn chế phát sinh chất thải ra môi trường nhằm giảm phát thải khí mê-tan thông qua thực hiện phát triển năng lượng sinh khối, năng lượng từ đốt chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái sử dụng.
- Hướng dẫn xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình mới giảm phát thải khí mê-tan phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và năng lực quản lý chất thải của địa phương.
(3) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
- Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải nhằm giảm phát sinh khí mê-tan.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ kiểm kê, giám sát, đánh giá dự báo phát thải; thu hồi, sử dụng hiệu quả khí mê- tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải.
- Phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong việc giảm phát thải khí mê-tan.
- Nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn áp dụng phương pháp kiểm kê khí mê-tan trong lĩnh vực quản lý chất thải ở bậc cao nhất phù hợp điều kiện Việt Nam.
- Nghiên cứu xây dựng, cập nhật và áp dụng các hệ số phát thải khí mê-tan đặc trưng quốc gia từ bãi chôn lấp chất thải rắn, xử lý và xả thải nước thải.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; xây dựng cập nhật và tích hợp cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
- Nghiên cứu việc ứng dụng và triển khai chuyển đổi số trong theo dõi và giám sát phát thải, thu hồi, sử dụng khí mê-tan.
(4) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, nhận thức
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng về trách nhiệm, lợi ích của giảm phát thải khí mê-tan; thúc đẩy thay đổi hành vi tiêu dùng, sản xuất xanh; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cộng đồng đối với chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.
- Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ giảm phát thải khí mê-tan giữa các địa phương, lĩnh vực.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa giảm thiểu phát sinh, phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường; hướng dẫn người dân phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái sử dụng, tái chế chất thải.
(5) Tăng cường hợp tác song phương, đa phương và huy động nguồn lực
- Thu hút nguồn lực quốc tế và tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia, tổ chức quốc tế về xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn kỹ thuật và thực hiện giảm phát thải khí mê-tan.
- Triển khai các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ, đầu tư tài chính và tăng cường năng lực phục vụ giảm phát thải khí mê-tan.
- Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp về đầu tư hạ tầng, hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải.
- Ủng hộ các sáng kiến quốc tế hiện có về giảm phát thải khí mê-tan; vận động các quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu theo quy định của Cam kết.
(6) Giám sát, đánh giá
- Thực hiện đánh giá mức phát thải khí mê-tan hằng năm trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải; tổng hợp, đánh giá kết quả giảm phát thải khí mê-tan trên phạm vi toàn quốc.
- Hoàn thiện và thực hiện các quy định về đo đạc, báo cáo, thẩm định; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giảm phát thải khí mê-tan, đảm bảo tính minh bạch về kết quả thực hiện Kế hoạch, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và Cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm khí mê-tan.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong giám sát phát thải và thực hiện giảm phát thải khí mê-tan.
Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 gồm những nhiệm vụ nào?
Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê tan đến năm 2030 được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 569/QĐ-BTNMT năm 2023:
TT | Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I. Giai đoạn đến năm 2025 | ||||
1 | Xây dựng Kế hoạch chi tiết giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải. | Cục Biến đổi khí hậu | Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; các đơn vị trực thuộc Bộ; Sở TN&MT các tỉnh, thành phố. | 2023 |
2 | Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải khí mê-tan trong quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải. | Cục Biến đổi khí hậu | Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; các đơn vị trực thuộc Bộ; Sở TN&MT các tỉnh, thành phố. | 2023-2025 |
3 | Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các- bon bao gồm giảm phát thải khí mê-tan. | Cục Biến đổi khí hậu | Các đơn vị trực thuộc Bộ. | 2023-2025 |
...
Xem toàn bộ Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030: tại đây
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?