26 4 là ngày gì? Chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đến nay ra sao? Trách nhiệm nhà nước với sở hữu trí tuệ thế nào?

26 4 là ngày gì? Chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đến nay ra sao? Trách nhiệm nhà nước đối với sở hữu trí tuệ thế nào? Câu hỏi từ Anh M - TPHCM

26 4 là ngày gì?

Hiện nay, nhiều người có thắc mắc "26 4 là ngày gì", để giải thích "26 4 là ngày gì" trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc của ngày này:

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức với những đột phá nhanh và mới về khoa học công nghệ, về quá trình chuyển đổi số, sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố không thể tách rời trong các chính sách phát triển đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, là yếu tố cốt lõi để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo.

Ngày 26 4 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thiết lập năm 2000 để "nâng cao nhận thức về cách mà bằng sáng chế, quyền tác giả, thương hiệu và thiết kế tác động đến cuộc sống hàng ngày" và "để biểu dương tính sáng tạo, sự đóng góp của những người sáng tạo và những người đổi mới vào việc phát triển các xã hội trên toàn cầu.

Ngày 26 4 hằng năm chúng ta kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới.

Ngày 26 tháng 4 được chọn vì là ngày Công ước thiết lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới bắt đầu có hiệu lực trong năm 1970.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024 rơi vào Thứ 6.

*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

26 4 là ngày gì? Chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đến nay ra sao? Trách nhiệm nhà nước với sở hữu trí tuệ thế nào?

26 4 là ngày gì? Chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đến nay ra sao? Trách nhiệm nhà nước với sở hữu trí tuệ thế nào? (Hình từ Internet)

Các chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đến nay ra sao?

Mỗi năm, có một thông điệp hoặc một chủ đề liên quan tới ngày này:

2001 - Tạo ra Tương lai từ hôm nay

2002 - Khuyến khích tính Sáng tạo

2003 - Hãy làm cho Sở hữu trí tuệ thành việc kinh doanh của bạn

2004 - Khuyến khích tính Sáng tạo

2005 - Suy nghĩ, Hình dung, Sáng tạo

2006 - Bắt đầu bằng một Ý tưởng

2007 - Khuyến khích tính Sáng tạo

2008 - Biểu dương sự đổi mới và thúc đẩy sự tôn trọng Sở hữu trí tuệ[5]

2009 - Sự đổi mới xanh

2010 - Sự đổi mới - Sự kết nối thế giới

2011 - Thiết kế Tương lai

2012 - Tôn vinh các nhà sáng tạo có tầm nhìn xa

2013 - Sáng tạo: thế hệ tiếp theo

2014 - Điện ảnh: Niềm đam mê toàn cầu

2015 - Hãy nổi lên, hãy đứng dậy. Vì âm nhạc. (Get Up, Stand Up. For Music).

2016 - Sáng tạo kỹ thuật số: Tái hiện lại văn hóa (Digital Creativity: Culture Reimagined)

2017 - Đổi mới sáng tạo - Cải thiện cuộc sống (Innovation - Improving Lives).

2018 - Tiếp sức cho những thay đổi - Phụ nữ với hoạt động đổi mới sáng tạo (Powering change: Women in innovation and creativity).

2019 - Vươn tới giải vàng: Sở hữu trí tuệ và Thể thao (Reach for Gold: IP and Sports).

2020 - Đổi mới sáng tạo vì một tương lai xanh

2021 - Sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Mang ý tưởng của bạn đến với thị trường

2022 - Sở hữu trí tuệ và Thế hệ trẻ: Đổi mới sáng tạo vì một tương lai tốt đẹp hơn

2023 - Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

2024 - Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 là cơ hội để khám phá cách thức mà sở hữu trí tuệ khuyến khích và có thể tăng cường tác động của các giải pháp đổi mới sáng tạo hướng tới xây dựng tương lai chung với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì hiện nay có 03 nhóm đối tượng sở hữu trí tuệ sau:

(1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

(2) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

(3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Trách nhiệm của nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì trách nhiệm hiện nay của nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ như sau:

(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

(2) Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

(3) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

(4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

(5) Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở hữu trí tuệ

Phan Thị Phương Hồng

Sở hữu trí tuệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sở hữu trí tuệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở hữu trí tuệ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiệp định TRIPS là gì? Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ là gì? Tải về Hiệp định TRIPS bản tiếng Việt và tiếng Anh?
Pháp luật
Quyền của tổ chức đối với cuộc biểu diễn là quyền liên quan đến quyền tác giả đúng không? Cuộc biểu diễn nào được bảo hộ quyền liên quan?
Pháp luật
Chuyên viên về sở hữu trí tuệ là chức danh gì? Chuyên viên về sở hữu trí tuệ cần phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về sở hữu trí tuệ là chức danh gì? Chuyên viên cao cấp về sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các yêu cầu gì về trình độ?
Pháp luật
Cán sự về sở hữu trí tuệ phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên đúng hay không? Công việc cụ thể của chức danh này?
Pháp luật
Cán sự về sở hữu trí tuệ là chức danh gì? Cán sự về sở hữu trí tuệ cần có trình độ đào tạo như thế nào?
Pháp luật
Chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại tòa án cần có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Pháp luật
Hiệp ước PCT là gì? Đơn PCT là gì và được phân loại thế nào? Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam có thể nộp đơn cho cơ quan nào?
Pháp luật
26 4 là ngày gì? Chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đến nay ra sao? Trách nhiệm nhà nước với sở hữu trí tuệ thế nào?
Pháp luật
UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào